Thể thao
17/01/2017 10:09Sự thật đắng lòng về cầu thủ Việt
HLV Ljupko Petrovic của đội Thanh Hóa chỉ mới cầm quân hai trận ở V-League đã đưa ra những nhận xét rất dễ mất lòng nhưng nghiệt ngã thay, điều đó là sự thật.
![]() |
Ông Petrovic nói cầu thủ Việt Nam chơi bóng thiếu tự tin dẫn đến trạng thái hay mất bình tĩnh. Họ thay vì kiểm soát bóng và phối hợp một cách nhịp nhàng với đồng đội thì chỉ biết phá bóng lẫn chơi tiểu xảo.
Ngoại binh Thanh Hoá khiêu khích khán giả Nha Trang |
Có thể thầy ngoại chưa bao quát hết các đội bóng ở V-League và không vơ đũa cả nắm vì biết đâu ông sẽ thay đổi phần nào suy nghĩ khi xem cầu thủ HAGL đá bóng lẫn cách ứng xử có văn hóa của họ trên sân bóng. Thế nhưng cái cách nhìn nhận khách quan của ông sau khi bắt đầu nghiên cứu về V-League rất đáng cho các nhà làm bóng đá Việt Nam suy ngẫm.
HLV nước ngoài cần việc làm và cần cọ xát ở những miền bóng đá mới rất hiếm hoi đánh giá thấp môi trường hành nghề của mình. Vậy mà ông Petrovic đã lên tiếng chê và chê đúng mới đắng lòng cho cầu thủ Việt.
Những gì HLV Petrovic nói thẳng thắn cũng chính là tồn tại của làng bóng Việt Nam suốt nhiều năm qua.
![]() |
Hình ảnh không đẹp trong trận S.Khánh Hòa và Thanh Hóa |
Dễ thấy những hạn chế về chuyên môn và tâm lý sợ trách nhiệm của cầu thủ Việt xuyên suốt từ cấp CLB cho đến các đội tuyển quốc gia. Hơn 20 năm qua, từ khi bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại với đấu trường quốc tế, các thời kỳ của đội tuyển, CLB đã học hỏi và giao đấu nhiều với những đối thủ mạnh có nền bóng đá hiện đại nhưng bản thu hoạch không mấy sáng sủa.
Cầu thủ Việt ở đấu trường V-League ở tuổi 17 không chỉ phá bóng thay vì chơi bóng như lời ông Petrovic nói, họ còn bộc lộ nhan nhản những trò tiểu xảo làm cho bóng đá xấu xí. Mùa nào cũng có cảnh cầu thủ đá xấu, đá láo gãy chân nhau, đến nỗi VFF phải xắn tay vào cuộc đưa người đi phổ cập và dạy luật cho cầu thủ.
Cầu thủ Việt lên đội tuyển quốc gia tiếp tục làm khổ HLV vì hầu như họ phải học lại những bài cơ bản, từ cách nhận, kiểm soát bóng, phối hợp có ý đồ và dứt điểm ra sao. Chính vì cái nền tảng chuyên môn còn hụt hẫng, mất căn bản từ gốc nên bất kể các đời thầy nội hay ngoại đến từ Đức, Anh, Áo, Brazil, Bồ Đào Nha,… đều phải uốn nắn từng động tác cho cầu thủ theo kiểu cầm tay chỉ việc.
Những hạn chế của cầu thủ Việt bộc lộ rất rõ qua mùa AFF Cup 2016 không chỉ về mặt chuyên môn. Các học trò của HLV Hữu Thắng đứng đầu danh sách chơi xấu nhất qua con số thống kê 2 thẻ đỏ, 7 thẻ vàng.
Cần phải cảm ơn HLV Petrovic đã dũng cảm nói lên sự thật xấu xí về cầu thủ Việt mà rất nhiều người trong cuộc biết rõ từ rất lâu rồi.
Các nhà làm bóng đá Việt Nam luôn tự hào có một nền bóng đá hấp dẫn và phát triển chỉ là một cách nói tự sướng chứ không phải là thực chất đã nâng cấp mình như cái vị trí ngoài 100 trên bảng xếp hạng thế giới.
Theo Thiên Thanh (Thanh Niên Online)
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




