Video
04/03/2016 09:59Những việc làm phi pháp của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm
Kể từ khi chiếm đóng bất hợp pháp đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, Bắc Kinh liên tục xây dựng các công trình dân sự và quân sự, đồng thời đưa người tới sinh sống trái phép.
Kể từ khi chiếm đóng bất hợp pháp đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, Bắc Kinh liên tục xây dựng các công trình dân sự và quân sự, đồng thời đưa người tới sinh sống trái phép.
![]() |
Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và từ đó xem quần đảo là tiền đồn của nước này ở Biển Đông. Hoàng Sa cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 150 hải lý. Trung Quốc dần biến đảo Phú Lâm, một trong hai đảo lớn nhất thuộc nhóm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thành kho chứa thiết bị quân sự với radar hay cơ sở phục vụ hàng không kể từ những năm 1990. Ảnh: VCG/BBC |
![]() |
Tháng 7/2012, Trung Quốc lập ra cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm nhằm thâu tóm Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời đưa 613 người, chủ yếu là ngư dân, tới đây. Một năm sau, số công dân Trung Quốc sinh sống bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm của Việt Nam là hơn 1.000 người, gồm binh lính, quan chức chính quyền của cái gọi là "thành phố Tam Sa" cùng thân nhân những người này. Ảnh: VCG/BBC |
![]() |
Trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc xây dựng trái phép các tòa nhà của chính quyền, bưu điện, ngân hàng hợp tác xã nông thôn, siêu thị, tiệm cắt tóc và cửa hàng bán nước giải khát. Trung Quốc thậm chí còn phủ sóng trái phép điện thoại di động 4G và kết nối Internet thông qua dây cáp ngầm dưới biển ở đảo này. Ảnh: VCG/BBC |
![]() |
Ngày 7/10/2014, Bắc Kinh ngang nhiên thông báo hoàn tất đường băng dài 2.000 m dành cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm. Trung Quốc cũng ngang nhiên tuyên bố đã thành lập một đơn vị đồn trú quân sự và bắt đầu thiết lập hệ thống tuần tra cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Theo PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, một tàu du lịch của nước này thường xuyên hoạt động trên lộ trình từ đảo Hải Nam tới vài đảo ở Hoàng Sa, trong đó có Phú Lâm. Ảnh: Tân Hoa xã |
![]() |
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc thực hiện các hoạt động bồi lấp và mở rộng đường băng trái phép trên đảo Phú Lâm hồi tháng 2 và tháng 3/2015. Ảnh: IHS Janes |
![]() |
Ảnh vệ tinh ngày 14/2/2016 cho thấy Trung Quốc đưa 8 bệ phóng tên lửa đất đối không HQ-9 tới đảo Phú Lâm, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Ngày 23/2, các nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc điều chiến đấu cơ J-11 và JH-7 đến đảo Phú Lâm chỉ vài tháng sau lần đầu tiên đưa J-11 tới đây (tháng 11/2015). Hành động của Trung Quốc vấp phải chỉ trích dữ dội của thế giới. Mỹ cảnh báo Bắc Kinh không được theo đuổi quân sự hoá ở Biển Đông, trong khi Việt Nam luôn khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và mọi hoạt động của Trung Quốc ở đây đều là bất hợp pháp. Ảnh: ImageSat International |
![]() |
Theo Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Bắc Kinh đã triển khai khẩu đội tên lửa HQ-9 tới đảo này ít nhất hai lần trước đó trong các lần diễn tập quân sự. Các chuyên gia nhận định, việc Bắc Kinh gần đây triển khai thiết bị quân sự tới Hoàng Sa là bằng chứng cho thấy rõ nước này đang quân sự hóa Biển Đông. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đang xây dựng khu vực chống tiếp cận/xâm nhập và tăng quyền kiểm soát không phận cùng vùng nước ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 3/3 một lần nữa nhắc lại rằng Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và mọi hoạt động của Trung Quốc tại hai quần đảo này đều là bất hợp pháp. Ảnh: BBC |
Theo Hải Anh (Zing.vn)
Tin cùng chuyên mục

VIDEO: Nước lũ cuồn cuộn cuốn trôi cầu, nhà dân
(22/07)

VIDEO: Đất đá từ trên núi rơi xuống khi đoàn cán bộ đi kiểm tra sạt lở
(22/07)

VIDEO: Gió lốc xô tàu chở 9 người lật chìm ở Quảng Ninh
(22/07)

Người Hà Nội "be bờ, đắp đập", làm tường rào bằng bao cát sẵn sàng chống bão số 3
(22/07)

Phố biến thành sông, người dân bì bõm đẩy ô tô chết máy giữa gió bão
(22/07)

Phớt lờ cảnh báo, nhiều người từ Hà Nội về biển Đồ Sơn check-in đón bão
(22/07)

Trước giờ bão đổ bộ: Đường phố Quảng Ninh không một bóng người, gió mạnh hất văng bốt bảo vệ ra xa 6 mét
(22/07)

Cận cảnh "chạy bão" tại các sân bay
(22/07)
Tin mới nhất
-
VIDEO: Nước lũ cuồn cuộn cuốn trôi cầu, nhà dân (22/07)
-
Nhân viên Liên Hợp Quốc tại Gaza ngất xỉu vì đói (22/07)
-
Bão số 3 Wipha vẫn chưa tan, khu vực nào còn mưa rất lớn? (22/07)
-
2 du học sinh Việt tử vong, 1 nam sinh nguy kịch sau tai nạn nghiêm trọng ở Đức - người yêu khẩn cầu trợ giúp (22/07)
-
Trường ĐH Ngoại ngữ công bố điểm sàn tuyển sinh năm 2025 (22/07)
-
Nam diễn viên 8X bàng hoàng cảnh nhà tan nát, cửa kính vỡ tung, đồ đạc bị bão Wipha cuốn phăng (22/07)
-
Trước đề xuất đánh thuế 20% lợi nhuận bất động sản, Shark Hưng từng cảnh báo những người lướt sóng: "Mua con gà 9 đồng bán 10 đồng thì chẳng giải quyết vấn đề gì" (22/07)
-
Sân bay Gia Bình chính thức soán ngôi Nội Bài, trở thành cảng hàng không lớn nhất miền Bắc (22/07)
-
1 nam diễn viên truyền hình chết đuối trong chuyến du lịch biển với gia đình (22/07)
-
Sóng biển cao lững lững hơn 10m ở Đồ Sơn, đánh vỡ bờ kè (22/07)
Bài đọc nhiều

10h sáng nay, bão đổ bộ Hưng Yên - Ninh Bình

Người dân đặc biệt chú ý, nếu quá hạn 3 mốc thời gian này sẽ không thể sang tên sổ đỏ, còn bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng

Trực tiếp tin bão số 3: Đã có 1 người tử vong; đóng cửa 2 sân bay để ứng phó bão

Tin mới nhất bão số 3 Wipha: Tâm bão rất gần Hải Phòng - Hưng Yên - Ninh Bình

Chuyện tình của nam diễn viên Việt nổi tiếng với mẹ đơn thân hơn 6 tuổi, có 1 con riêng