Xã hội

"Hô biến" nhũ heo, thịt heo thải thành nhũ dê, thịt nhím

“Riêng nhũ heo giả nhũ dê, trong năm qua lực lượng chức năng phát hiện ba vụ với số lượng khoảng bốn tấn…”

“Riêng nhũ heo giả nhũ dê, trong năm qua lực lượng chức năng phát hiện ba vụ với số lượng khoảng bốn tấn…”

Thông tin này được công bố trong Hội nghị tổng kết năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 do Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức ngày 12-1.

Một vụ phát hiện thịt heo thải loải được đóng mác thịt nhím. Ảnh: Báo Nông Nghiệp

Theo ông Phát, qua một số vụ cho thấy nguồn hàng thường chuyển từ các tỉnh phía Bắc hoặc từ Hà Nam (Trung Quốc) vào Việt Nam. Do lợi nhuận khủng nên khi bị phát hiện, các đối tượng vẫn tiếp tục chuyển sang địa bàn khác hoạt động.

Về công tác kiểm soát thực trạng bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ, Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với tỉnh Long An phát hiện 96 trường hợp. Với mỗi con heo được bơm nước trước khi mổ, các cơ sở kiếm lợi 200.000 đồng/con.

Theo ông Phát, thành phố đã kiến nghị Bộ NN&PTNT điều chỉnh quy định, áp dụng hình thức buộc tiêu hủy khi phát hiện gia súc gia cầm có sử dụng chất cấm thay vì lưu giữ 3-15 ngày như hiện nay.

Mặt khác, quy định xử phạt vi phạm sử dụng chất cấm 10-15 triệu đồng không đủ sức răn đe do đó nhiều trường hợp bị phát hiện là vi phạm lần hai, thậm chí lần ba.
 
>> Vạch trần “đường đi” của thịt bẩn
>> Hãi hùng với công nghệ chế biến thực phẩm... siêu bẩn
>> Rùng mình “công nghệ” nấu mỡ bẩn, bì lợn thối

Theo Tú Uyên (Pháp Luật TP HCM)