Gia đình
11/10/2019 09:583 biến chứng do độc tố của kiến ba khoang gây ra, trường hợp nặng có thể dẫn tới mù tạm thời
Thời gian gần đây, do tình hình thời tiết tại Hà Nội thường xuyên có mưa, độ ẩm cao nên nhiều khu vực dân cư đã có sự xuất hiện của kiến ba khoang, đặc biệt ở các chung cư cao tầng.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, kiến ba khoang không chủ động đốt người, cũng không phải loài truyền bệnh. Tuy nhiên, trước những nguy hiểm từ loại côn trùng này, khi mùa mưa tới, người dân cần nâng cao cảnh giác, hạn chế cho kiến ba khoang bay vào nhà.

Kiến ba khoang có chứa độc tố pederin, có độc tính mạnh gấp hàng chục lần so với nọc của rắn hổ, may mắn là mỗi lần đốt lượng độc tố này tiếp xúc rất nhỏ với da và chỉ ở bên ngoài nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất độc từ kiến ba khoang gây nên sự phồng rộp khó chịu, nặng hơn có thể gây máu mủ, loét, phù nề, gây sốt, thậm chí hoại tử.
3 biến chứng do độc tố của kiến ba khoang, mọi người nên lưu ý
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành cho hay, biến chứng do tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang sẽ tùy thuộc vào vị trí kiến đốt.
- Ở trên cơ thể, tay chân: Có thể gây ra biến chứng loét, sẹo xấu, sẹo thâm.
- Ở bộ phận sinh dục: Nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra loét tổn thương bộ phận này.
- Dính tại mắt: Có thể gây tổn thương giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác, thậm chí gây mù tạm thời.
"Những biến chứng do độc tố của kiến ba khoang thường là do bệnh nhân không đi khám chuyên khoa da liễu. Phần lớn bệnh nhân tự ra hiệu thuốc mua về điều trị. Tới khi bị tổn thương nặng, bội nhiễm và nhiều biến chứng mới tới viện khám", bác sĩ Thành nói.
Kiến ba khoang, thực chất là một loại bọ cánh cứng có thân dài, kích thước từ 1,5 đến 20mm, màu đỏ nâu, được gọi bằng nhiều tên khác nhau như kiến ba khoang, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, kiến cong đít.
Thông thường, kiến ba khoang thường gây tổn thương ở những vùng hở trên cơ thể người như cổ, mặt, cánh tay, cẳng tay, cẳng chân, đôi khi cũng thấy ở vùng kín do kiến bám vào quần áo qua đó tiếp xúc da.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay đa phần các trường hợp bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi độc tố của kiến ba khoang chỉ đến viện khi có tổn thương nặng, bội nhiễm và nhiều biến chứng, vì vậy mà tình trạng càng tồi tệ hơn.
Bác sĩ đã từng gặp trường hợp bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt, không chữa trị mà tự đắp thuốc. Cuối cùng, bệnh nhân này bị tổn thương loét thành sẹo thâm và xấu trên mặt.
Theo Đỗ Đỗ (Helino)
Tin cùng chuyên mục








-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều



