Gia đình
23/09/2021 15:43Trẻ 13 tuổi mắc Covid-19 tổn thương phổi nặng dù không có bệnh nền
PGS.TS. BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi 13 tuổi, nặng 48kg mắc Covid-19 tổn thương phổi nặng dù trước đó hoàn toàn khoẻ mạnh.
Người nhà bệnh nhi cho biết, 4 ngày trước nhập viện, trẻ bị sốt nhẹ, ho khan. Sau đó, trẻ hết sốt nhưng ho nhiều, cảm thấy tức ngực, khó thở nên được đưa đến bệnh viện.

Tại bệnh viện, nhịp thở của bệnh nhi 26-28 lần/phút, không quá nhanh so với tuổi. Tuy nhiên, chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống 92%, kết quả xét nghiệm PCR dương tính với nCoV. Kết quả chụp X-quang có tổn thương phổi nhiều, rối loạn đông máu.
Bác sĩ Nguyên cho biết, bệnh nhi nhanh chóng được điều trị theo phác đồ viêm phổi nặng do Covid-19 với hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, steroid và thuốc chống đông.
Sau 5 ngày điều trị, tình trạng lâm sàng của trẻ cải thiện tốt, hết khó thở, giảm ho. Tuy nhiên, tổn thương phổi trên X-quang cải thiện chậm và vẫn còn giảm oxy máu khi thở khí trời từ 93-94%.
Sau 17 ngày điều trị và theo dõi sát triệu chứng và nồng độ oxy trong máu, bệnh nhi khỏi bệnh hoàn toàn, tổn thương phổi trên X-quang cải thiện đáng kể. Bệnh nhi cũng có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Hiện, trẻ đã được xuất viện.
Bác sĩ Nguyên cho biết, hiện TP.HCM có khoảng 15.000 trẻ mắc Covid-19, trong đó có hơn 3.000 trẻ đang được điều trị, chăm sóc tại bệnh viện.

Bác sĩ Nguyên cho rằng, Việt Nam cũng như nhiều nước khác, trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 đang có xu hướng tăng lên. Hầu hết trẻ là F0 đều không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tỷ lệ trẻ chuyển nặng chiếm dưới 2%, chủ yếu trên trẻ có bệnh lý nền hoặc thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, số trẻ mắc Covid-19 nặng vẫn có thể gặp ngay cả không yếu tố nguy cơ. Trường hợp của bệnh nhi trên là điển hình.
“Điều quan trọng là theo dõi sát sức khỏe trẻ tại nhà”, bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Theo bác sĩ Nguyên, hiện nay, TP.HCM đang cho người F0 cách ly, theo dõi tại nhà. Vì vậy, hầu hết trẻ có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng cũng được điều trị tại nhà.
Bác sĩ Nguyên lưu ý, khi trẻ F0 cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu: khó thở, than mệt, gắng sức kém, vã mồ hôi nhiều, nói từng từ, từng câu ngắn, thở nhanh, gắng sức, nhịp tim nhanh hay SpO2 < 93% là phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc thậm chí liên hệ ngay với Tổ phản ứng nhanh tại địa phương.
“Những trường hợp này không thể điều trị tại nhà mà cần có sự can thiệp cấp cứu của nhân viên y tế. Nếu chủ quan, không theo dõi trẻ có thể đến bệnh viện khi bệnh diễn tiến đã nặng khiến việc điều trị khó khăn”, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.
Theo Tú Anh (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




