Gia đình
29/07/2017 10:53Ướt đẫm mồ hôi sau khi tập luyện có phải là đã đốt cháy nhiều calo?
Hoàn thành một quãng đường chạy dài trong một buổi chiều nắng nóng sẽ khiến bạn chảy nhiều mồ hôi.
Theo Nathan Solia, một huấn luyện viên thể dục và là giám đốc điều hành của Elite Personal Training ở Aberdeen (Scotland), đổ mồ hôi là một phản ứng bình thường giúp cơ thể mát mẻ khi thân nhiệt tăng lên.
![]() |
Ra nhiều mồ hôi khi tập luyện không có nghĩa là đã đốt nhiều calo hơn. Ảnh: SCMP. |
“Khi nhiệt độ của cơ thể đạt đến một mức độ nhất định, tuyến mồ hôi sẽ sản sinh ra một chất lỏng có vị mặn, thành phần chủ yếu là nước và một lượng nhỏ muối, đường, ammonia và urea. Chất lỏng này được giải phóng qua hàng chục nghìn lỗ chân lông trên khắp cơ thể và tích tụ trên bề mặt da. Khi tiếp xúc với không khí, chất lỏng này sẽ bay hơi và chính sự bay hơi này có tác dụng làm mát cơ thể”, Solia giải thích.
Việc ra mồ hôi nhiều hay ít trong khi tập thể dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như loại bài tập, cân nặng của người tập, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, tâm lý của người tập (căng thẳng, lo lắng,…), hoặc mắc một loại bệnh tật nào đó.
Ngoài ra, yếu tố sinh lý của từng người cũng ảnh hưởng đến lượng mồ hôi tiết ra. Huấn luyện viên Solia cho biết: “Một số người chỉ đơn giản là ra mồ hôi nhiều hơn những người khác. Cùng một bài tập, nam giới thường đổ mồ hôi nhiều hơn so với nữ giới, mặc dù phụ nữ là những người có nhiều tuyến mồ hôi hơn”.
![]() |
Bổ xung nước sau khi tập luyện là điều rất cần thiết để tránh bị căng cơ, chuột rút. Ảnh: Men's Health. |
Ông Solia cho biết tuyến mồ hôi của nam giới hoạt động tích cực hơn hơn nữ giới. Thêm nữa, các vận động viên hoặc những người tập luyện thể dục thể thao cường độ cao thường xuyên sẽ có xu hướng đổ mồ hôi sớm và nhiều hơn trong buổi tập. Đây chính là sự thích nghi của cơ thể đối với nhiệt độ môi trường nhằm tăng hiệu quả trong việc giải phóng nhiệt.
Tuy vậy, việc đổ mồ hôi quá nhiều trong khi tập luyện đồng nghĩa với việc cơ thể đã đi một lượng nước đáng kể. Nếu không được bù nước kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng căng cơ, chuột rút, nhanh kiệt sức, kèm theo đó là rối loạn nhịp tim, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là co giật. Do đó, việc bù đắp lượng nước và chất điện giải trong quá trình tập luyện là một điều quan trọng.
Theo Minh Hải (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Người dân cần lưu ý: Công an xã có thể gõ cửa kiểm tra cư trú không báo trước từ tháng 7/2025 (14/07)
-
Chặn đường, bôi ớt vào mắt nạn nhân để cướp tài sản (14/07)
-
Uống nước lọc cũng buồn nôn, người phụ nữ tưởng mình mang thai nhưng cơ quan này đã bị ung thư “gặm nhấm” (14/07)
-
Tiếp tục điều tra người liên quan vụ cựu cán bộ TAND Tối cao cùng đồng phạm chiếm đoạt 48 tỷ đồng nữ đại gia (14/07)
-
Ngân 98 - Lương Bằng Quang rục rịch tổ chức đám cưới? (14/07)
-
Hiếm có: Đúng tháng 6 nhuận, 4 con giáp được Thần Tài trao vàng tận tay, vận đỏ như son, bội thu tài lộc (14/07)
-
Khảo sát 200 người đàn ông từng ngoại tình: Kết quả bất ngờ đến choáng váng, họ cùng thừa nhận 1 lý do (14/07)
-
Cường Đô La vướng tranh cãi vì thái độ lạnh tanh khi bo tiền cho bảo vệ: "Của cho không bằng cách cho"? (14/07)
-
Phương Mỹ Chi giảm phong độ? (14/07)
-
Hà Nội "chìm trong sương bụi", ô nhiễm không khí xếp thứ 2 thế giới (14/07)
Bài đọc nhiều




