Kinh tế
24/02/2025 10:44Cổ phiếu thép đồng loạt 'xanh, tím', VN-Index chạm 1.300 điểm
Sáng 24-2, VN-Index mở cửa giao dịch tuần mới quanh mốc 1.297,85 điểm, tăng nhẹ so với phiên cuối tuần; HNX-Index tăng 0,48 điểm, lên 238,05 điểm.
Thị trường giao dịch khởi sắc ngay từ đầu phiên với sự nhập cuộc từ dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu thép. Một loạt cổ phiếu thép như HPG của Tập đoàn Hòa Phát; TLH của Công ty tập đoàn thép Tiến Liên; VGS của Công ty ống thép Việt – Đức hay TVN của Tổng công ty thép Việt Nam… đều đồng loạt tăng rất mạnh từ 5%-7% so với phiên trước.
Cổ phiếu TLH tăng kịch trần trong sắc tím 6,8%; nhiều cổ phiếu thép khác như NKG, HSG, SMC cũng giao dịch khởi sắc…
Riêng cổ phiếu HPG của tập đoàn Hòa Phát giao dịch tới 45 triệu cổ phiếu chỉ trong khoảng 30 phút giao dịch phiên đầu tuần, giá trị hơn 1.280 tỉ đồng.
Theo giới phân tích, HPG có thể là cổ phiếu được hưởng lợi nhất sau thông tin Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ.
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là từ 19,38% đến 27,83%. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành.
Theo số liệu hải quan, lượng nhập khẩu thép cán nóng trong năm 2024 đã đạt 12,6 triệu tấn, tăng hơn 33% so với năm 2023.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty chứng khoán VNDIRECT, cho rằng việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép HRC là thông tin quan trọng, sẽ có tác động tích cực tới nhóm cổ phiếu thép, đặc biệt là HPG.

Báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán VPS cho thấy việc đánh thuế sẽ giảm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Hiện các sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc đang hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% theo hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc.
Việt Nam hiện có hai doanh nghiệp sản xuất HRC là Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh, với tổng công suất đạt 8,2 triệu tấn/năm, thấp hơn so với nhu cầu 10-13 triệu tấn HRC/năm tại Việt Nam. Trong thời gian tới, khi Khu liên hiệp Gang Thép Hòa Phát Dung Quất 2 đi vào hoạt động, tổng công suất HRC ở Việt Nam sẽ đạt 12,8 triệu tấn/năm.
"Bên cạnh Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ để xuất khẩu sẽ phải sử dụng nguyên liệu đầu vào HRC trong nước để tránh bị cáo buộc lẫn tránh thuế với sản phẩm thép có nguồn gốc từ Trung Quốc như năm 2018. Do đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép này dự báo sẽ tăng lên cả ở thị trường nội địa" – chuyên gia của chứng khoán VPS phân tích.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán Maybank, cho rằng trong ngắn hạn, nhóm cổ phiếu thép sẽ được hưởng lợi từ thông tin áp thuế thép HRC nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ.
Tuy nhiên, lợi thế này chỉ nên áp dụng đối với hoạt động đầu tư trong ngắn hạn. Còn về trung hạn dài, vẫn cần mua cổ phiếu của doanh nghiệp căn cứ vào chiến lược, hiệu quả kinh doanh.
Hiện cổ phiếu HPG đang được giao dịch ở mức 27.750 đồng/cổ phiếu (+4,91%) so với phiên trước.

Theo Thái Phương (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Hai thanh niên đầu trần chạy xe máy ngông nghênh 'đổi lái' ngay giữa phố Hà Nội (17/07)
-
Messi "tắt điện", Inter Miami thảm bại trước Cincinnati (17/07)
-
Vợ chồng Việt Hương có mặt ở Mỹ, ở biệt thự view biển, sở hữu du thuyền riêng 5 triệu đô (17/07)
-
Thủ tướng Campuchia chỉ đạo khẩn triệt phá lừa đảo trực tuyến (17/07)
-
Vụ ô tô đâm liên hoàn ở Hà Nội: Tài xế gây tai nạn là giảng viên trường cao đẳng (17/07)
-
Top 3 con giáp càng về cuối năm 2025 càng giàu: Làm đâu trúng đó, vận đỏ kéo dài đến Tết! (17/07)
-
Những vụ án mạng đau lòng vì "nói chuyện" bằng… hung khí (17/07)
-
Muốn kết hôn với "phi công" kém 8 tuổi, câu nói của mẹ khiến tôi thấm thía (17/07)
-
1 nam thần tượng nổi tiếng "Big 3" chuốc thuốc, cưỡng bức phụ nữ ở quán bar, showbiz lại thêm yêu râu xanh? (17/07)
-
Chuyện gì đang xảy ra dưới bài đăng xin lỗi của Lê Hà Trúc? (17/07)
Bài đọc nhiều




