Kinh tế
22/09/2021 09:12Mở cửa kinh doanh, nhiều người lo không đủ lãi để trả tiền thuê mặt bằng
Hà Nội chuyển sang thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ bằng việc nới lỏng một phần khi thực hiện các biện pháp giãn cách. Nhiều loại hình kinh doanh cũng đã được hoạt động trở lại khiến phố phường Hà Nội nhộn nhịp hơn. Nhìn chung, người dân đều tỏ ra phấn khởi khi được mở cửa hàng sau 2 tháng giãn cách xã hội.

Anh Nguyễn Văn Đông, chủ cửa hàng sửa xe tại phố Cầu Đất (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, 1 tuần nay, lượng khách không nhiều, bình thường cửa hàng có 2 thợ phụ nhưng giờ không gọi mà tự làm để giảm bớt chi phí.
“Hà Nội thực hiện Chỉ thị 15, người dân đi lại được nhiều hơn, hy vọng lượng khách sẽ đông hơn trong thời gian tới để sao cho đủ lãi trả tiền thuê nhà, giờ làm khách ít vẫn lỗ, việc ít cũng không dám gọi thêm thợ phụ” - anh Đông chia sẻ.
Tại phố Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) những cửa hàng đồ điện dân dụng cũng tấp nập hơn trong ngày hôm nay. Nhiều người kinh doanh mừng vì được mở cửa trở lại. Tuy nhiên, khoảng một nửa số cửa hàng vẫn “cửa đóng then cài”. Một số người kinh doanh lại tỏ ra lo lắng hơn là lúc chưa được hoạt động.

Chị Trần Hương một chủ cửa hàng đồ điện trên phố Nguyễn Công Trứ cho biết, không ít người kinh doanh tại đây đã trả cửa hàng, chọn hướng kinh doanh khác. Một số cửa hàng cũng chưa mở lại vì kinh doanh chưa thuận lợi khi lượng khách ít.
“Bán được ít hàng, lãi không bù được tiền thuê mặt bằng, không kinh doanh thì lỗ ít, kinh doanh có khi lỗ nhiều vì chủ nhà cũng không giảm hay hỗ trợ tiền do dịch bệnh nữa, thế nên ở đây nhiều người chưa vội vàng mở cửa hàng” - chị Hương nói.

Trên phố cafe của Hà Nội - Nguyễn Hữu Huân, gần như các cửa hàng cafe đều chưa mở cửa dù đã được hoạt động trở lại.
Anh Ngọc một người kinh doanh cafe ở đây cho biết: “Cafe chủ yếu khách muốn ngồi tại quán, giờ được mở cửa kinh doanh nhưng chỉ bán mang về thì khó bán được, ngày được 10 - 15 cốc cafe công không đủ bù chi phí nên nhiều người không mở. Cửa hàng lớn thì phải có nhân viên lại càng lỗ nên không mấy cửa hàng mở, mở bán mang về chủ yếu là cửa hàng nhỏ lẻ”.

Một số quán cafe đã trả mặt bằng không thuê, về bán online tại nhà, qua 4 đợt dịch rồi giờ họ xác định kinh doanh online là chính, tiết kiệm chi phí và thích ứng trong mùa dịch, ôm cửa hàng mà chỉ bán hàng mang về thì càng làm càng lỗ, anh Ngọc cũng cho biết thêm./.
Theo Phương Hoài (VOV.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




