Kinh tế
03/05/2025 09:25Sắp thu phí 5 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Theo đó, Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo Bộ Xây dựng, 5 tuyến cao tốc này sẽ được khai thác trong thời hạn 7 năm kể từ ngày bắt đầu thu phí. Phương thức khai thác được xác định cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Cục Đường bộ Việt Nam được giao tổ chức thu phí đối với các tuyến cao tốc nêu trên sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 130/2024 của Chính phủ. Bên cạnh đó, tổ chức, quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, thực hiện quy định tại Luật Đường bộ về nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ nộp ngân sách Nhà nước, đơn vị đã xây dựng Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc trình Bộ Xây dựng phê duyệt.
Hiện nay, có 12 tuyến cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng. Căn cứ vào tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thu phí 5 tuyến cao tốc là: Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.
Mức phí từ 900 - 1.300 đồng/km
Về mức phí, đối với 4 tuyến cao tốc có 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp không liên tục là: Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Luật Đường bộ sẽ có mức phí là 900 đồng/km.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện triển khai thu phí (đường cao tốc có 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục) sẽ có mức phí là 1.300 đồng/km.
Đối với 7 tuyến cao tốc chưa đủ điều kiện thu gồm: Hà Nội - Thái Nguyên, Lào Cai - Kim Thành, Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, TP.HCM - Trung Lương, Mỹ Thuận - Cần Thơ (bao gồm cầu Mỹ Thuận 2), Cục Đường bộ Việt Nam đang nghiên cứu để tiếp tục lập đề án khai thác ở giai đoạn sau.
Về phương thức khai thác, theo quy định có 4 phương thức khai thác áp dụng với tài sản kết cấu hạ tầng: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ; chuyển nhượng quyền thu phí; cho thuê quyền khai thác tài sản; chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
Trên cơ sở đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương thức và để đáp ứng được tiến độ triển khai thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thực hiện khai thác tài sản đường cao tốc theo phương thức cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng trực tiếp tổ chức khai thác.
Theo An Nam (Nhịp sống Thị trường)
Tin cùng chuyên mục








-
Nhà báo công nghệ: "Điện thoại mới của Samsung rất tuyệt nhưng vẫn hụt hơi trước máy Trung Quốc ở 1 thứ" (14/07)
-
Mỹ phẩm do chiến thần livestream Võ Hà Linh quảng cáo bị thu hồi (14/07)
-
Quế Ngọc Hải thông báo rời CLB Bình Dương, điểm đến sẽ khiến cả V.League bất ngờ? (14/07)
-
U23 Việt Nam đến Indonesia bảo vệ ngôi vô địch U23 Đông Nam Á (14/07)
-
Campuchia nêu điều kiện tái mở cửa biên giới với Thái Lan (14/07)
-
Camera "bóc" cảnh nam tiktoker bị chém gần đứt bàn tay: Nhóm đối tượng ra tay trong 30 giây (14/07)
-
Câu nói gây chú ý của cựu phó trưởng công an phường trong vụ 'chạy án' 2,1 tỷ đồng (14/07)
-
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè (14/07)
-
Hơn 2.000 trận động đất đã xảy ra tại hòn đảo Nhật Bản, người dân sống trong sợ hãi với rung chấn vô tận (14/07)
-
Nút bấm ít ai để ý tới giúp cabin ô tô mát nhanh mà không cần bật điều hòa (14/07)
Bài đọc nhiều




