Kinh tế
11/05/2018 14:04Tạm dừng tăng phí rút tiền ATM chỉ đến hết tháng 6?

Nếu không có động thái này, khoảng 38,73 triệu chủ thẻ, tương đương hơn 50% số người dùng, sẽ phải trả thêm phí khi rút tiền tại ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ.
Động thái của Ngân hàng Nhà nước đã bước đầu hạ nhiệt cuộc đua tăng phí. Nhưng việc chưa tăng phí chỉ là tạm dừng, với lý do "các ngân hàng cần minh bạch thông tin và giải thích cho khách hàng hiểu".
Như vậy có nghĩa trong thời gian tới, sau khi đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng có thể vẫn sẽ tăng phí ATM, và có thể tăng thêm nhiều lần nữa khi các NH tính toán giá vốn của một giao dịch lên đến 9.000 đồng.
Vấn đề mà người tiêu dùng đặt ra là liệu tăng phí có đi kèm việc khách hàng được nâng hạn mức rút tiền nội mạng từ 5 triệu đồng/giao dịch lên 10 triệu đồng hoặc 15 triệu đồng hay không.
Tương tự, với giao dịch ngoại mạng, các ngân hàng lớn có mở chốt chặn 3 triệu đồng/giao dịch? Đặc biệt, phía Ngân hàng Nhà nước có tăng giám sát chất lượng ATM, xử phạt nặng các trường hợp NH có ATM liên tục trục trặc?
Thời gian qua, các ngân hàng cho rằng việc thu phí thấp dẫn đến chi phí tái đầu tư không có, ngân hàng không tăng được chất lượng dịch vụ. Vậy nay nếu được tăng phí, các ngân hàng cam kết tăng chất lượng đến đâu?
Một vấn đề khác cũng được người tiêu dùng quan tâm là minh bạch trong việc tính chi phí.
Các ngân hàng cho biết giá vốn của một giao dịch rút tiền là 9.000 đồng nhưng khách hàng không biết được chi phí đó tính như thế nào, đã tính lợi ích mà ngân hàng được hưởng chưa, ví dụ từ số tiền gửi không kỳ hạn tồn trên tài khoản, chi phí mà ngân hàng tiết kiệm được nhờ giảm lượng nhân viên, phòng giao dịch...
Trên thực tế, những vấn đề bất cập về phí rút tiền nội mạng cũng như chia sẻ lợi ích (giữa ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng có ATM) đã diễn ra âm ỉ từ nhiều năm qua khi các ngân hàng lớn nhiều lần kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại mức trần phí rút tiền ngoại mạng.
Lý do, nhiều ngân hàng nhỏ chỉ chăm chăm phát hành thẻ chứ ít chịu đầu tư máy. Từ đó dẫn đến khách hàng dồn qua giao dịch tại các ngân hàng lớn, đặc biệt dịp lễ tết khiến dẫn đến cảnh rồng rắn xếp hàng, hệ thống quá tải, máy hư, hết tiền. Trăm dâu đổ đầu tằm, trong khi mức phí thu được không thỏa đáng.
Vậy thì tại sao nhân dịp này các ngân hàng không ngồi lại, cùng với đại diện Ngân hàng Nhà nước, Hội Thẻ VN, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia (Napas) để thống nhất lại mức phí, tỉ lệ chia sẻ phí, song song đó là đưa ra cam kết chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng sau khi điều chỉnh phí.
Một khi cuộc chơi được thiết lập công bằng hơn thì không chỉ ngân hàng mà người tiêu dùng cũng được lợi.
Dừng tăng phí ATM đến hết tháng 6?
Theo ông Đào Minh Tuấn - Chủ tịch Hội Thẻ ngân hàng VN, trước phản ứng của dư luận, thường trực Hội Thẻ VN đã ngồi lại và các ngân hàng thành viên thống nhất sẽ chờ sau hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm xem tình hình kinh doanh thế nào, đặc biệt về mảng thẻ, rồi mới quyết định. Do vậy, phí rút tiền ATM nội mạng có tăng sẽ phải qua quý 3 năm nay.
Theo Ánh Hồng (Tuổi Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Làm sao nhận biết khách muốn "bom hàng" khi bán online? (18/07)
-
Trực tiếp về chùa - nơi Thiên An đăng hình ảnh 2 chiếc bài vị: Trụ trì chia sẻ thông tin hiếm (18/07)
-
Căn bệnh khiến người cha trẻ nằm viện 2 năm, chưa một lần được ẵm con mới sinh (18/07)
-
Bao giờ Honda khai tử xe máy chạy xăng? (18/07)
-
Tìm bị hại vụ "thổi vốn" lên 42.000 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư (18/07)
-
Thủ khoa khối C Đà Nẵng bật mí bí quyết đạt điểm cao nhất (18/07)
-
Tỷ phú 'đi giày vải’ qua đời, khối di sản 123.000 tỷ bất ngờ bị các con tranh giành (18/07)
-
Lấn làn, "vượt ẩu" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tài xế trả giá đắt (18/07)
-
Tuổi 60, tôi nhận ra: Đừng bao giờ "bon miệng" nói 3 câu này trước mặt các cháu, hậu quả không tưởng tượng được! (18/07)
-
Nhóm thanh niên hẹn nhau ra cửa khẩu để giải quyết mâu thuẫn (18/07)
Bài đọc nhiều




