Kinh tế
03/01/2020 09:11Thịt lợn giảm giá, người tiêu dùng vẫn méo mặt vì nhiều mặt hàng tăng giá đầu năm mới
Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, vào thời điểm kỳ nghỉ Tết Dương lịch Canh Tý 2020, giá thịt lợn đã có chiều hướng giảm nhẹ, dao động từ 3.000 – 15.000 đồng/kg.
Ông Phạm Văn Thịnh (55 tuổi, ở xã Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam) biết, giá thịt lợn thành phẩm tại địa bàn huyện Bình Lục hiện nay đã giảm từ 165.000 đồng xuống còn khoảng 120.000 - 135.000 đồng. Đơn cử như thịt ba dọi có giá cao nhất là 165.000 đồng/kg, hiện nay cũng chỉ còn 135.000 đồng/kg còn những thành phần thịt mông, nạc vai thì giá chỉ khoảng 110.000 - 125.000 đồng/kg.

Ông Thịnh cho biết: "Cũng bởi mức sống của người dân vùng quê không thể bằng ở khu vực đô thị nên khi giá thịt lợn cao quá, người dân dần chuyển hướng sang các mặt hàng thịt khác có giá mềm hơn để tiết kiệm chi phí. Cũng vì người dân chuyển hướng nên giá thịt lợn hơi cũng giảm ít nhất là 8.000 – 17.000 đồng/kg, tùy loại lợn".
Cũng theo ông Thịnh, nếu thịt thành phẩm không giảm thì kéo theo nhiều vấn đề khó, đầu tiên là ở tiểu thương khó tiêu thụ. Hai là ở đầu thu mua lợn cũng rất khó bán. Thậm chí là dễ phải bù lỗ, bởi khâu thu mua lợn hơi trung gian rất dễ bị thua lỗ do lợn ăn cầm hơi thì sẽ hao hụt trọng lượng.

Tại Hưng Yên, giá lợn hơi cũng giảm nhẹ từ 3.000 – 12.000 đồng/kg, dao động từ 87.000 đồng/kg - 95.000 đồng/kg. Giá thịt thành phẩm cũng chỉ dao động từ 116.000 - 118.000 đồng/kg xuống còn 108.000 - 110.000 đồng/kg.
Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, giá thịt lợn cũng giảm tương tự. Mức giá bán trước ngày 30/12/2019 đều ở ngưỡng 160.000 - 180.000 đồng/kg. Đơn cử như thịt ba dọi chỉ còn giá 175.000 – 180.000 đồng/kg, đùi lợn khoảng 130.000 đồng/kg. Mức giá này đã giảm thoảng 13.000 – 15.000 đồng/kg so với thời điểm trước đó.
Bà Nguyễn Thị Hoa (67 tuổi), tiểu thương tại chợ Chính Kinh (Thanh Xuân) cho biết, giá thịt giảm khiến lượng khách hàng tăng trở lại.

Mặc dù giá thịt lợn giảm nhưng giá của một số mặt hàng thực phẩm tươi sống khác đã tăng giá trước đó, như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan… đều không có xu hướng giảm, mức giá từ 90.000 – 150.000 đồng.
Chị Lê Thị Hậu (38 tuổi, ở Nhân Chính, Thanh Xuân) cho biết, thịt lợn xuống nhưng cơm bình dân và một số mặt hàng dịch vụ như gội đầu, sơn móng tay đều tăng giá.

Chị Hậu khẳng định: "Một số cửa hàng gội đầu ở lân cận nhà tôi, khu vực phố Hoàng Ngân, phường Nhân Chính đều đã tăng ít nhất 10.000 đồng/đầu, giá gội đầu thấp nhất là dao động từ 40.000 – 80.000 đồng/đầu. Trong khi đó, trước thời điểm 1/1/2020, giá gội đầu thấp nhất chỉ từ 30.000 – 70.000 đồng/đầu, tùy loại dầu gội. Dịch vụ sơn móng tay cũng tương tự, tăng ít nhất là 20.000 đồng/bộ móng".
"Tôi không rõ là có nguyên nhân tăng giá có xuất phát từ việc tăng giá một số mặt hàng thực phẩm hay không nhưng là người nội trợ, "tay hòm chìa khóa" trong gia đình, bây giờ, đến đi gội đầu cũng phải tính toán và căn cơ. Mặc dù mức tăng cũng chỉ ở 10.000 đồng nhưng mặt hàng nào cũng "phi mã" như thế này thì chúng tôi thực sự phải căn cơ trong việc chi tiêu gia đình hơn nữa", chị Hậu cho hay.
Theo Bảo Loan (Giadinh.net.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
Bài đọc nhiều




