Lối Sống
17/03/2024 09:44Khi nào cà phê trở thành thuốc độc?
Đối với nhiều người, buổi sáng sẽ không trọn vẹn nếu thiếu một tách cà phê. Hiệp hội Cà phê Mỹ cho biết, người dân nước này trung bình uống hơn 3 tách mỗi ngày.
Theo CNN, mặc dù khả năng dung nạp của mỗi người khác nhau nhưng vẫn có giới hạn về lượng caffeine mà bạn có thể hấp thụ. Nhịp tim đập nhanh, tay run rẩy là những dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn đang uống quá nhiều caffeine (chất có trong cà phê).
Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, tiêu thụ lượng lớn caffeine dẫn đến tình trạng ngộ độc. Khi đó, người uống gặp các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, co giật, thậm chí tử vong.

Số tách cà phê tối đa mỗi ngày
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) giới hạn lượng caffeine tối đa mỗi ngày là 400mg đối với người lớn khỏe mạnh, tương đương 4-5 tách cà phê.
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Erin Palinski-Wade cảnh báo, tiêu thụ hơn 400mg caffeine sẽ gây ra cảm giác lo lắng và cáu kỉnh. Tình trạng ngộ độc xuất hiện khi cơ thể con người hấp thụ 1,2g caffeine, tương đương 12 tách cà phê.
Triệu chứng ngộ độc caffeine
Nima Majlesi, Trưởng Khoa Độc chất y tế tại Bệnh viện Đại học Staten Island (Mỹ), thông tin, tác dụng kích thích của caffeine dẫn đến nhịp tim bất thường và có thể gây ngừng tim. Ngoài ra, những người sử dụng quá liều caffeine có nguy cơ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy.
Vì cà phê có tác dụng lợi tiểu, chuyên gia Majlesi cho biết những người uống quá mức cà phê có nguy cơ đào thải các khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là kali. Nồng độ kali thấp, hay hạ kali máu, gây khó thở do cơ hô hấp yếu và ngăn cản thận hoạt động.
Một số triệu chứng ngộ độc caffeine cũng liên quan đến thần kinh như lo lắng, ảo giác, đau nửa đầu, sưng não và co giật.
Mặc dù cực kỳ hiếm gặp nhưng ngộ độc caffeine có thể gây tử vong, hầu hết do uống những viên nang chứa caffeine liều cao.
Phải làm gì nếu nghi ngờ quá liều caffeine?
Chuyên gia Majlesi khuyên, nếu bạn cảm thấy bồn chồn và nghi ngờ ngộ độc caffeine, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo để lọc caffeine ra khỏi máu. Nếu một người dùng lượng lớn caffeine trong vòng 1-2 giờ, nhân viên y tế dùng than hoạt tính ngăn caffeine hấp thụ vào ruột. Bệnh nhân cũng có thể uống thuốc để điều trị riêng các triệu chứng.
Cách phòng tránh ngộ độc caffeine
Các chuyên gia đều khuyên mọi người theo dõi lượng caffeine tiêu thụ hằng ngày. Cà phê là nguồn cung cấp caffeine phổ biến, nhưng các sản phẩm như soda, trà xanh và cacao cũng chứa caffeine.
Chuyên gia Majlesi cảnh báo không nên dùng nước tăng lực và bột caffeine vì nồng độ caffeine cao. Cả hai sản phẩm cũng có thể chứa một lượng lớn đường và các chất kích thích khác.
Khi bạn đã quyết định chọn đồ uống có chứa caffeine, chuyên gia Palinski-Wade cho rằng bạn nên uống nhiều nước lọc suốt cả ngày do caffeine là chất lợi tiểu. Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thụ caffeine. Bạn sẽ gặp ít tác dụng phụ hơn so với uống cà phê khi đói.
Nói chung, có thể phòng ngừa ngộ độc caffeine. Chuyên gia Palinski-Wade nói, điều quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể bạn.
Theo An Yên (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Lật tàu trên vịnh Hạ Long khiến 3 nạn nhân tử vong, 40 người mất tích (19/07)
-
Concert quy tụ anh tài - chị đẹp sập sân khấu trước giờ G, bão lốc nguy hiểm khiến BTC phải đưa ra thông báo gấp! (19/07)
-
Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng (19/07)
-
Bão Wipha lao thẳng Philippines khiến gần 100.000 người ảnh hưởng, Hong Kong dự kiến nâng mức cảnh báo (19/07)
-
Quảng Ninh xuất hiện giông mạnh kèm mưa đá, sấm sét, xe cộ 'chết cứng' trên đường (19/07)
-
TRỰC TIẾP U23 Việt Nam 3-0 U23 Lào: Trung vệ cao 1m84 ghi liền 2 bàn thắng (19/07)
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII (19/07)
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/07)
-
Tiệm gấu bông "xấu lạ" thông báo dừng hoạt động (19/07)
-
Chuyên gia nhận định mới nhất về bão số 3, diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Bắc (19/07)
Bài đọc nhiều




