Ôtô - Xe máy
21/07/2025 10:11Bão số 3 áp sát, người dân đua nhau bọc ô tô chống ngập, tìm cách 'cứu' xế cưng
Người dân tất bật phương án chống ngập cho xế cưng
Trước cảnh báo mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Wipha) dự kiến đổ bộ vào khu vực Bắc Bộ chiều 21/7, nhiều chủ xe đã tất bật tìm cách bảo vệ tài sản, đặc biệt là ô tô cá nhân. Phổ biến nhất là kê xe lên cao, chống va đập bằng cách gia cố kính xe bằng xốp, đệm mút hoặc buộc xe vào các loại phao nổi tự chế...

Và một trong những phương án "tự cứu" đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội là bọc phần đáy xe bằng bạt chống nước. Thậm chí, không ít hình cho thấy ô tô được “bọc kín như bánh chưng” bằng túi bạt dày, buộc chặt quanh thân, sẵn sàng “nổi” khi nước dâng.
Thực tế, các phương pháp bảo vệ xế cưng này không mới. Vào tháng 9/2024, khi cơn bão lịch sử Yagi quét qua các tỉnh thành miền Bắc, nhiều chủ xe từng áp dụng thành công.
Kể lại kinh nghiệm của mình, chị Lan Anh (phường Đồng Bẩm, TP Thái Nguyên cũ) cho biết, khu vực nhà chị ngập sâu từ đêm 8/9/2024 do ảnh hưởng của bão Yagi.
Dù gia đình thiệt hại khá lớn do mưa ngập, song chị Lan Anh cảm thấy may mắn vì vẫn giữ được "cần câu cơm" là chiếc xe Kia Rio bằng cách bọc xe kín mít bằng một tấm bạt rộng 10m. Trong khi nhiều xe cộ ở địa phương mình bị ngập trắng, chị vẫn giữ xe được an toàn theo cách ít người ngờ.

Chuyên gia lưu ý điều gì?
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư ô tô Dương Trung Kiên cho biết, khi xe bị ngập nước do mưa bão gây thiệt hại lớn và dai dẳng về sau, có thể lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.
"Ngoài các nguy cơ bị thuỷ kích nếu cố khởi động khi ngập và nước tràn vào động cơ, các hệ thống điện, ECU, hộp số cũng có nguy cơ hỏng nặng, dẫn đến chi phí sửa chữa cao. Bên trong xe, các bộ phận nội thất như ghế, sàn, taplo bị ẩm mốc, sẽ xuống cấp nhanh chóng. Nặng hơn, các chi tiết kim loại có thể bị gỉ sét, ảnh hưởng lâu dài đến an toàn vận hành. Một chiếc xe từng bị ngập nước cũng rất mất giá khi bán lại", anh Kiên nhận định.
Do vậy, theo vị chuyên gia này, việc có các biện pháp di chuyển đến chỗ cao ráo, tránh bị ngập nước là điều cần làm để bảo việc xế cưng của mình. Trong đó, cách bọc xe bằng bạt kín, túi chuyên dụng là cách làm khá hiệu quả.
"Chỉ cần nước ngập khoảng 30-40cm là cả túi xe sẽ bắt đầu nổi lên do lực đẩy Archimedes của nước. Lực này xuất hiện khi một vật bị nhúng vào chất lỏng, và có độ lớn bằng trọng lượng phần nước bị chiếm chỗ. Nếu xe được bọc kín và chắc chắn, không để nước lọt vào trong, toàn bộ không khí bên trong sẽ giúp xe nổi như một "chiếc thuyền" vậy", anh Kiên giải thích thêm.

Tuy vậy, biện pháp bọc kín ô tô bằng bạt hoặc túi chuyên dụng này nếu thực hiện không đúng cách có thể "lợi bất cập hại" vì túi có thể bị rách, nước vẫn có thể tràn vào từ đáy sàn hoặc khe hở dù rất nhỏ. Thậm chí, khi mưa to gió lớn, ô tô khi bọc trong túi có thể bị lật, cuốn trôi, xe va đập vào tường nhà cũng như các vật dụng gây ra các hư hỏng nặng.
Do vậy, các chuyên gia cho rằng, cần chuẩn bị các loại bạt, túi chuyên dụng bằng vật liệu tốt, đảm bảo không có kẽ hở và bị thủng bởi chỉ cần một lỗ nhỏ cũng có thể khiến phương pháp này mất tác dụng. Đồng thời, chủ xe có thể gia cố, chèn bánh hoặc chằng buộc các góc xe vào những nơi chắc chắn nhằm cố định vị trí, tránh xô lệch dẫn đến móp méo, hư hỏng khi túi nổi lên trong nước lũ.
Tin cùng chuyên mục








-
Đã bắt được con cá sấu dưới kênh Nước Đen (21/07)
-
Nhân viên pha chế cà phê trộm gần 700 triệu đồng và 5 lượng vàng của chủ (21/07)
-
Điểm môn Toán thấp kỷ lục, điểm chuẩn kinh tế - luật giảm mạnh (21/07)
-
Những nén hương bên bờ bến Hải Đăng cầu nguyện cho nạn nhân tàu Vịnh Xanh 58 (21/07)
-
Thủ tướng Nhật đối mặt với tương lai bất định sau thất bại bầu cử (21/07)
-
Từ hôm nay không còn top trending: Cả làng nhạc “bơ vơ” trước sự thay đổi của YouTube (21/07)
-
Bão số 3 áp sát: Quảng Ninh di dời gần 10.000 người, đưa 14.000 du khách về bờ (21/07)
-
[INFOGRAPHIC] Internet vệ tinh Starlink sắp phủ sóng ở VN (21/07)
-
Diễn viên Bình An chấn thương nặng do đá bóng, thái độ của Á hậu Phương Nga gây chú ý (21/07)
-
Tôi nhất quyết đưa mẹ chồng vào viện dưỡng lão, mẹ đẻ nổi giận, 1 tháng sau tôi hiểu lý do mà rùng mình (21/07)
Bài đọc nhiều




