Pháp luật
10/12/2024 17:45Vụ TikToker Mr Pips lừa đảo hơn 5.000 tỷ: Yêu cầu Lê Khắc Ngọ ra đầu thú
Liên quan đến vụ TikToker Mr Pips lừa đảo hơn 5.000 tỷ, chiều 10/12, lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, đã khởi tố 31 đối tượng, trong đó 26 bị can về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3 bị can về tội Rửa tiền, 1 bị can tội Không tố giác tội phạm, 1 bị can tội Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
Công an TP Hà Nội yêu cầu Lê Khắc Ngọ (SN 1990, trú tại Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ra đầu thú, nộp lại tài sản đã lừa đảo chiếm đoạt để hưởng khoan hồng.

Tại buổi họp báo về tình hình an ninh trật tự chiều 10/12, lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, từ năm 2021, Phó Đức Nam (SN 1994, trú tại TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) và Lê Khắc Ngọ đã liên kết với một đối tượng có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Đối tượng này có văn phòng điều hành tại Campuchia và chỉ đạo 7 người tại Việt Nam thành lập nhiều công ty 'ma' ở TPHCM, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác.
Trong đó, một công ty tại TPHCM được sử dụng làm 'bình phong' và có 44 văn phòng trên cả nước (24 văn phòng tại Hà Nội và 20 văn phòng tại các tỉnh, thành phố khác).
Mặc dù công ty không đăng ký hoạt động về chứng khoán, tài chính nhưng vẫn tuyển dụng nhân viên để hoạt động trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, chứng khoán phái sinh (hằng ngày có khoảng 1.000 nhân viên làm việc từ 8-21h).

Các đối tượng đã tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh để người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế, có uy tín, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Các trang mạng này về bản chất đều đã được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng quản lý. Mỗi sàn giao dịch đều được kết nối với ứng dụng MetaTrader 4, MetaTrader 5 là nền tảng giao dịch ngoại hối, chứng khoán phổ biến trên thế giới hiện nay.
Ban đầu, các đối tượng dụ dỗ khách hàng giao dịch nhiều lần với lượng tiền thấp, “có lãi” và rút tiền được, sau đó sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để hướng dẫn, thúc đẩy khách hàng nâng vốn giao dịch.
Khi khách hàng giao dịch thua lỗ, thậm chí thua hết tiền trong tài khoản (“cháy” tài khoản) thì các đối tượng cung cấp các thông tin sai sự thật để khách hàng tiếp tục có niềm tin, chuyển thêm tiền để “gỡ”. Đến khi khách hàng không còn khả năng về tài chính thì các đối tượng chặn liên lạc, chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách đã chuyển.
Ngày 25/10, Công an Hà Nội đã phối hợp với các Cục nghiệp vụ (Bộ Công an) bắt giữ hàng chục đối tượng trong băng nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia này.
Đến nay, Công an Hà Nội đã xác định được 2.661 bị hại trên toàn quốc. Công an đã thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản của các đối tượng, ước tính hơn 5.200 tỷ đồng.
Theo Tiến Dũng - Quang Phong (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
"Dịu dàng màu nắng" tập 32: Xuân Bắc 'bật đèn xanh' cho vợ quay về (16/07)
-
"Phổ điểm môn Toán năm 2025 không còn lệch về phía nhóm điểm cao" (16/07)
-
Thái Lan bác tin cho Mỹ lập căn cứ quân sự để đổi thoả thuận thuế quan (16/07)
-
U23 Việt Nam: Phía sau mục tiêu bảo vệ ngôi vương U23 Đông Nam Á (16/07)
-
1 giờ sáng chồng về nhà với chiếc áo dính máu, tôi thương đứt ruột nhưng nhìn kĩ các vết lạ trên vai, ruột gan tôi sục sôi (16/07)
-
Mỹ và phương Tây đặt thời hạn để Iran chấp nhận thỏa thuận hạt nhân (16/07)
-
Mẹ cô dâu ở Quảng Trị mặc áo dài nhảy dân vũ 'cực sung' gây sốt mạng (16/07)
-
Sao nữ hạng A là "ca lạ" của Vbiz: 13 năm không đóng phim vẫn hot, đàn em chẳng dám "soán ngôi"! (16/07)
-
Xác minh vụ ô tô va chạm với xe máy rồi bỏ chạy ở Hà Nội (16/07)
-
Khởi tố hai đối tượng phát tán hơn 22 nghìn video khiêu dâm (16/07)
Bài đọc nhiều



