'Một số doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ kinh doanh theo quy định pháp luật để che đậy các vi phạm của sản phẩm mà chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm'.
2 tuần sau khi đường dây sữa giả bị triệt phá, các cơ quan nơi có sản phẩm tự công bố, nhân viên y tế tư vấn cho bệnh nhân dùng sữa hay bác sĩ tham gia quảng cáo đều đã có những lý giải, nhưng câu hỏi về trách nhiệm vẫn còn bỏ ngỏ.
Lực lượng Công an đã vào cuộc thu thập toàn bộ hồ sơ công bố và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đối với 305 nhãn hiệu sữa giả được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình.
Gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả nhắm vào người bệnh và trẻ nhỏ đã bị phanh phui, với doanh thu lên tới 500 tỷ đồng. Vụ việc hé lộ những lỗ hổng nghiêm trọng trong quản lý chất lượng thực phẩm và hậu kiểm sản phẩm.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt,… là đối tượng đợt tổng kiểm tra này
Trong 3 năm, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký 215 sản phẩm của 2 công ty trong đường dây sản xuất sữa giả vừa bị Bộ Công an triệt phá.
Bộ Y tế đề nghị rà soát, kiểm tra, phối hợp thu hồi 12 sản phẩm dạng sữa bột là hàng giả còn trên thị trường của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood.
Bộ Công an khuyến cáo người dân không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã được xác định là hàng giả và không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra.
Hội Điện ảnh Việt Nam gửi đơn đề nghị Bộ Công an xem xét, có biện pháp đối với cá nhân thông tin sai sự thật về MC Quyền Linh.
Chị Nguyễn Thị Thắm có mẹ mua phải sữa giả khi mổ u ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Chị nói: "Nhà tôi cách Hà Nội 300km, nếu phải mang vỏ hộp sữa giả và hóa đơn đến viện mới lấy lại được tiền thì đúng là một đồng gà, ba đồng thóc".
Đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết sau buổi làm việc với BTV Quang Minh, MC Vân Hugo, Cục xác định cả hai đã thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật. Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết đã lập biên bản và dự kiến xử phạt hành chính hai nghệ sĩ.
Trước thực trạng sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng khiến dư luận hoang mang, đặc biệt khi có thông tin những sản phẩm này đã len lỏi vào hệ thống bệnh viện, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng trấn an và làm rõ quy trình kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào.
Cả bệnh viện ở thành phố và tỉnh đều phát hiện có sữa giả 'lọt' thầu, chưa thống kê được số lượng bệnh nhân đã sử dụng.
Có một nghịch lý vì sao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội đã 2 lần kiểm tra nơi sản xuất của gần 600 loại sữa giả nhưng lại không phát hiện vi phạm? Lực lượng quản lý thị trường TP. Hà Nội khẳng định trong suốt 4 năm qua không kiểm tra các loại sữa giả này vì không phải thuộc diện quản lý. Vậy kẽ hở nào giúp doanh nghiệp làm ăn gian dối?
Cục An toàn thực phẩm đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện loạt biện pháp để kiểm soát thực phẩm giả, kém chất lượng trong bối cảnh thông tin về 573 loại sữa giả tuồn ra thị trường khiến người dân lo lắng, bất an.
Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thu hồi sữa Hofumil Gold Plus khi phát hiện đó là sản phẩm của một công ty sản xuất sữa giả.
Dư luận không khỏi sửng sốt trước thông tin một nhà máy đóng gói sữa bột giả ở Tây Ban Nha chủ yếu xuất hàng sang Trung Quốc, thị trường có tới tỷ dân.
Sau giờ truyền hóa chất mệt mỏi, bà N.T.H. cố từng ngụm sữa với hy vọng sớm bình phục nhưng sau đó tá hỏa vì mình đã uống phải sữa giả.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết, sản phẩm sữa Hapomil do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma - công ty nằm trong đường dây sản xuất sữa giả, đã "lọt" thầu bán trong nhà thuốc tại bệnh viện.
Chị T. cho biết sau khi mổ xong, mẹ chị được đưa vào phòng hậu phẫu, tại đây các nhân viên y tế nói có bán combo trọn gói: Bỉm, sữa, giấy, cốc... nên chị mua luôn.