Thế giới
09/06/2024 08:1966% thanh niên tại quốc gia này vẫn ăn bám bố mẹ, có bằng thạc sĩ vẫn thất nghiệp vì 'lương không xứng'
Kim Young-joon (30 tuổi), một nam thanh niên tại Hàn Quốc, cho biết những trận cãi nhau của anh với bố mẹ vì những vấn đề nhỏ nhặt ngày càng tăng theo năm tháng. Mặc dù có bằng thạc sĩ nhưng Kim đã từ chối nhiều lời mời làm việc vì cảm thấy chúng không phù hợp với trình độ học vấn của mình. Do vậy, kể từ khi tốt nghiệp, anh vẫn chưa từng đi làm.
"Bố mẹ tôi nói rằng thật căng thẳng khi thấy tôi ở nhà cả ngày lẫn đêm, nó khiến tôi tổn thương và khiến tôi phản ứng nhạy cảm mỗi khi gặp họ. Tôi e rằng tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi tôi già đi, vì việc kiếm được một công việc tử tế và tự chủ về tài chính sẽ càng khó khăn hơn" - Kim Young-joon nói.

Tại Hàn Quốc, trường hợp của Kim không phải là hiếm khi thống kê cho thấy có tới 2/3 số người trẻ (từ 25 đến 34 tuổi) tại quốc gia này vẫn đang sống với bố mẹ hoặc thiếu sự độc lập về kinh tế dù sống tách biệt với bố mẹ. Thuật ngữ "bộ lạc kangaroo" từ đó cũng ra đời tại Hàn Quốc để thể hiện hình ảnh một người đã trưởng thành nhưng vẫn chưa rời khỏi sự bao bọc của bố mẹ.
Theo một nghiên cứu của Dịch vụ Thông tin Việc làm Hàn Quốc, tính đến năm 2020, có tới 66% người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 25 đến 34 thuộc nhóm "bộ lạc kangaroo". Tỷ lệ này dao động trong khoảng 60% trong nhiều năm, bao gồm 62,8% vào năm 2012, 66,6% vào năm 2016 và 68% vào năm 2018.
Đa phần những người thuộc số này đều là những người thất nghiệp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những người có việc làm đều sống độc lập với cha mẹ. Thống kê cho thấy khoảng 72,2% những người trẻ đang làm các công việc bán thời gian, công việc tạm thời hoặc lương thấp, việc làm không ổn định khác cũng sống chung với bố mẹ. Một bộ phận khác cũng sống chung với bố mẹ ngay cả khi đã trưởng thành là những người vừa đi nghĩa vụ quân sự về hoặc những người đang học tiếp lên cao học.
Đứng trước tình cảnh này, một chuyên gia cảnh báo rằng "bộ tộc kangaroo" có thể " làm tổn hại không chỉ các hộ gia đình mà còn cả nền kinh tế của đất nước nếu nói rộng hơn.

Jeon Young-soo, giáo sư tại trường Trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Hanyang, cho biết: "Cái giá phải trả khi đối phó với 'bộ tộc kangaroo' sẽ ngày càng lớn hơn khi các cha mẹ họ già đi và đi đến tuổi nghỉ hưu. Việc này sẽ gây áp lực lên Chính phủ bởi vì cuối cùng chính phủ sẽ cần phải hỗ trợ họ và giúp họ sống sót theo đúng nghĩa đen".
Đồng thời, giáo sư Jeon cũng đề nghị các bậc cha mẹ nên "để những người con đã trưởng thành tự quản lý và độc lập về vấn đề tài chính".
"Những đứa trẻ sẽ cần phải tìm mọi cách có thể để tự mình tồn tại bất kể những thách thức kinh tế mà chúng gặp phải". - ông nói.
Theo Thanh Tâm (Phụ Nữ Mới)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
Bài đọc nhiều




