Thế giới
03/09/2015 08:31Bản đồ chính phủ Campuchia đồng nhất với bản đồ mượn của Pháp
Bản đồ Chính phủ Campuchia dùng để phân giới Việt Nam với bản đồ mượn của Pháp là đồng nhất. Đây là kết quả thẩm định do Ủy ban Biên giới Campuchia tổ chức.
Bản đồ Chính phủ Campuchia dùng để phân giới Việt Nam với bản đồ mượn của Pháp là đồng nhất. Đây là kết quả thẩm định do Ủy ban Biên giới Campuchia tổ chức.
![]() |
Quyền Chủ tịch Thư viện LHQ Mereani Keleti Vakasika (phải) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong (trái) tại buổi thẩm định bản đồ ở thủ đô Phnom Penh ngày 20/8. |
Theo phóng viên tại Campuchia, buổi thẩm định trên diễn ra ngày 3/9 tại Cung Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh, trước các đại diện của ba đảng lớn gồm đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập và đảng FUNCINPEC; đại diện Thượng viện, Quốc hội, Hội đồng Tòa án Tối cao, Hội đồng Hiến pháp, Học viện Hoàng gia; các quan chức sứ quán Pháp ở Campuchia cùng các nhà báo trong và ngoài nước.
Bộ trưởng cấp cao, Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Var Kimhong nhấn mạnh Bản đồ Campuchia do Sở địa dư Pháp - Đông Dương xuất bản không có gì khác so với bản đồ mà Ủy ban liên hợp về phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Campuchia-Việt Nam đã và đang sử dụng. Trước đó, Đại biện lâm thời Pháp tại Campuchia, ông Alan Fontang, đã trao bản đồ 26 mảnh, tỷ lệ 1/100.000 được lưu giữ tại Pháp cho Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Hor Namhong, theo thư đề nghị của Thủ tướng Hun Sen.
Phát biểu sau lễ giao nhận, ông Hor Namhong tuyên bố đây là bản đồ chính thức do Pháp xuất bản, nên kết quả thẩm định sẽ chấm dứt tất cả những đòi hỏi không đúng đắn về tiến trình phân giới với Việt Nam.
Trả lời phóng viên sau khi có kết quả thẩm định, người phát ngôn Chính phủ Campuchia, Quốc vụ khanh Phay Siphan cho biết bản đồ Pháp cho Campuchia mượn là bản đồ gốc làm cơ sở để so sánh với bản đồ chính thức mà Chính phủ Hoàng gia đã dùng để phân giới với Việt Nam. Kết quả thẩm định đã đảm bảo tính minh bạch, nhấn mạnh sự đúng đắn, chính xác về trách nhiệm của Chính phủ Hoàng gia Campuchia trong việc phân giới cắm mốc giữa Campuchia và Việt Nam; đồng thời tránh và chấm dứt sự kích động bởi những thế lực thiếu trách nhiệm trong việc kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chia rẽ đoàn kết dân tộc; nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ Hoàng gia trong việc xây dựng một đường biên giới rõ ràng, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng.
Trước đó, ngày 20/8, Ủy ban Biên giới quốc gia Campuchia cũng đã thẩm định bản đồ 18 mảnh do LHQ cho mượn để đối chiếu với bản đồ Chính phủ Campuchia dùng đàm phán phân giới với Việt Nam và tuyên bố hai bản đồ này là đồng nhất.
Thời gian qua, đảng CNRP đã cáo buộc Chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ không đồng nhất với bản đồ Campuchia đang lưu giữ tại LHQ. Một số nghị sĩ của đảng này đã tổ chức các chuyến đi đến một số khu vực biên giới giữa hai nước, gây ra những vụ va chạm bạo lực như ở khu vực cột mốc 203 ở tỉnh Svay Rieng ngày 28/6.
>> Pháp cho Campuchia mượn bản đồ xác minh việc phân định biên giới với Việt Nam
>> Campuchia: Trưởng nhóm nghiên cứu biên giới với Việt Nam bị dọa giết
>> Chính phủ Campuchia lên án phe đối lập về vấn đề biên giới
>> Ông Sam Rainsy thừa nhận gây rối vấn đề biên giới với Việt Nam
>> Nghị sĩ Campuchia xuyên tạc hiệp ước biên giới đối mặt 3 tội danh
>> Campuchia bắt giữ nghị sĩ xuyên tạc vấn đề biên giới với Việt Nam
>> Campuchia cam kết không để tái diễn sự cố ở Long An
Theo Báo Tin Tức
Tin cùng chuyên mục

Điểm nóng xung đột ngày 27-7: Ukraine tung đòn hiểm vào bán đảo Crimea
(27/07)

Căng thẳng trên biên giới kéo dài sang ngày thứ ba, công dân Campuchia ở Thái Lan ùn ùn về nước
(27/07)

Chuyến bay hỗn loạn, hành khách tưởng "sắp chết như trong phim"
(27/07)

Tổng thống Mỹ "làm trung gian hòa giải" cho xung đột Campuchia - Thái Lan
(27/07)

Xung đột Campuchia - Thái Lan leo thang, đạn pháo "lạc sang Lào"
(27/07)

Thái Lan xuất kích máy bay mới, lập phòng tác chiến mạng
(26/07)

Nhìn ra ngoài sân, người dân bắt gặp cảnh tượng đáng sợ
(26/07)

Nổ khí gas khiến toà nhà chung cư 10 tầng sụp đổ: Hiện trường vô cùng hỗn loạn
(26/07)
Tin mới nhất
-
Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim (27/07)
-
Khống chế tên cướp lẩn trốn khu vực biên giới, thu tại chỗ 2 khẩu súng (27/07)
-
Xin nghỉ hưu trước tuổi, bất ngờ được bổ nhiệm chức mới (27/07)
-
Bộ Tài chính tính truy thu tiền sử dụng đất, hiệp hội nói bất hợp lý (27/07)
-
Điểm nóng xung đột ngày 27-7: Ukraine tung đòn hiểm vào bán đảo Crimea (27/07)
-
Căng thẳng trên biên giới kéo dài sang ngày thứ ba, công dân Campuchia ở Thái Lan ùn ùn về nước (27/07)
-
3 giao lộ thường xuyên kẹt xe ở TP HCM sắp được "giải cứu"? (27/07)
-
Chuyến bay hỗn loạn, hành khách tưởng "sắp chết như trong phim" (27/07)
-
Chung kết Sing! Asia: Phương Mỹ Chi có phải quán quân? (27/07)
-
Khởi tố vụ tai nạn xe khách khiến 10 người tử vong tại Hà Tĩnh (27/07)
Bài đọc nhiều

Bé gái 6 tuổi dậy thì sớm vì nửa năm uống loại sữa nhiều bố mẹ "đua nhau" mua cho con

BTV Thời sự 19h vừa được điều làm phóng viên thường trú của VTV tại Mỹ là ai?

Xung đột Campuchia - Thái Lan leo thang, đạn pháo "lạc sang Lào"

Nổ khí gas khiến toà nhà chung cư 10 tầng sụp đổ: Hiện trường vô cùng hỗn loạn

Thêm một bé gái 13 tuổi ở Hà Nội bỏ nhà đi chưa rõ tung tích