Thế giới
03/09/2020 16:03Bí mật về bộ não kỳ lạ của "cỗ máy tính sống" ở Ấn Độ
Neelakantha Bhanu Prakash (20 tuổi) vừa trở thành người châu Á đầu tiên chiến thắng ở Giải vô địch thế giới về tính toán.
Tại cuộc thi số học, Bhanu chỉ mất 26 giây để đưa ra đáp án 63.470.861.269 cho phép tính 869.463.853 x 73!
Trí óc của Bhanu có thể xử lý các con số với tốc độ nhanh hơn gấp 10 lần so với bộ não thông thường.
Nhiều người chắc hẳn nghĩ rằng cậu bé này là thần đồng, nhưng câu chuyện của Neelakantha Bhanu Prakash thần kỳ hơn bất kì điều dị thường nào khác.
Vào năm 2005, khi mới 5 tuổi, Bhanu gặp tai nạn giao thông. Cậu bé 5 tuổi bị ngã đập đầu xuống đường, vỡ xương sọ và phải khâu 85 mũi trong nhiều lần phẫu thuật.
Khi Bhanu tỉnh dậy gần 7 ngày sau đó, các bác sĩ nói với người thân rằng anh có thể bị suy giảm nhận thức trong suốt quãng đời còn lại do vết thương ở đầu. 1 năm liền Bhanu nằm liệt giường, mọi chuyện đều phải có sự trợ giúp của mọi người.
Trong thời gian hồi phục, Bhanu đã học cách chơi cờ vua, giải các câu đố và cả làm toán để giữ cho bộ não của mình hoạt động trở lại.
Vết thương ở đầu để lại cho anh một vết sẹo xấu xí. Để con không bị tổn thương, cha mẹ của Bhanu đã cất tất cả gương trong nhà.
"Tôi nhớ rất rõ nỗi đau. Đó là trải nghiệm đau thương nhất mà tôi có trong đời. Tôi thậm chí không thể đi học trong một năm. Tất cả những gì tôi có thể làm để trở nên tốt hơn là tính toán và giải câu đố", Bhanu nhớ lại.
Anh lao vào Toán học và những con số.

Năm 2007, lên 7 tuổi, Bhanu đạt giải ba trong một cuộc thi số học cấp tiểu bang ở Andhra Pradesh.
Chỉ 6 năm sau, Bhanu đại diện Ấn Độ trong các cuộc thi quốc tế và phá vỡ 4 kỷ lục thế giới về tính nhanh, nhân lũy thừa, siêu trừ và tính nhẩm.
Ngày 15/8 vừa qua, chàng trai đến từ bang Telangana, miền Nam Ấn Độ, giành huy chương vàng tại Giải vô địch thế giới về tính toán của Mind Sports Olympiad ở London đầy ngoạn mục và trở thành người châu Á đầu tiên giành chiến thắng trong lịch sử 23 năm của sự kiện này.
Bhanu chỉ mất 26 giây để Bhanu cho biết anh có thể thực hiện các phép tính phức tạp như vậy với tốc độ chóng mặt bằng cách "thực hành có cấu trúc".
"Khi tôi cố gắng lập kỷ lục, nó giống như thế giới xung quanh tôi chậm lại. Các tế bào thần kinh khiến chúng ta tin rằng mình có khả năng làm điều không tưởng. Vì vậy, tôi cảm thấy mình giống như một siêu anh hùng", Bhanu trả lời báo chí quốc tế.
Năm 2018, Bhanu thành lập Exploring Infinities, một tổ chức giáo dục giúp môn toán trở nên thú vị thông qua các trò chơi số học.
Bhanu giải thích: "Ý tưởng bắt đầu khi tôi đến một trường công lập vùng nông thôn (ở Ấn Độ) và nhận ra trẻ em ở đó không biết rằng phép nhân là phép cộng lặp đi lặp lại".
Bhanu chứng minh rằng bất kỳ ai cũng có thể cải thiện kỹ năng toán học của mình và biến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Theo Nguyên Anh (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
2 loại rau dễ "ngậm" thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người mê tít (21/07)
-
Hà Nội trước giờ bão số 3: Nhiều công ty cho nhân viên làm online, dân văn phòng tranh thủ tan làm sớm né mưa giông (21/07)
-
Báo Malaysia thừa nhận “sự thật tàn khốc”, chỉ ra sự tan vỡ trong lòng bóng đá Malaysia (21/07)
-
Chuyện tình của nam NSND U70 vừa được bạn gái kém 36 tuổi cầu hôn bất chấp đàm tiếu (21/07)
-
Cận cảnh sức tàn phá của bão Wipha khi đổ bộ Trung Quốc (21/07)
-
Bão Wipha sắp đổ bộ, EVN Hà Nội ra khuyến cáo quan trọng: Tuyệt đối không làm 2 điều sau! (21/07)
-
Hà Nội nằm trong vùng trọng tâm mưa lớn do bão Wipha: 11 điều cần làm ngay (21/07)
-
Bão số 3 vừa tăng thêm 1 cấp, chỉ còn cách Quảng Ninh hơn 100km, mưa rất to từ đêm nay (21/07)
-
Thái Thùy Linh xin lỗi vì đăng tin sai lệch vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long (21/07)
-
Dịch tả heo châu Phi bùng phát, chợ TP.HCM ế khách mua thịt heo (21/07)
Bài đọc nhiều




