Thế giới
17/01/2024 22:40Ly hôn vợ, người đàn ông từ chối chu cấp cho đứa con thụ tinh từ ống nghiệm

Theo SCMP, câu chuyện xảy ra tại một gia đình của người chồng họ Ngô (Wu), và vợ họ Đàm (Tan) đến từ vùng ven biển Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.
Được biết, do anh Ngô không có khả năng làm cha nên cặp vợ chồng đã chuyển sang liệu pháp thụ tinh trong ống nghiệm và chào đón cậu con trai vào tháng 4/2011.
Ông Sầm Chiến Vương (Shen Zhanwang), thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Vô Tích chia sẻ với đài truyền hình Giang Tô: “Sau nhiều năm chung sống mà không có con, cặp đôi đã đi khám và phát hiện ra anh Ngô không thể sinh con do yếu tố bẩm sinh”.
Biết tin, chị Đàm đã bàn với chồng về việc sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm và được anh Ngô hưởng ứng. Tuy nhiên, ngay sau khi sinh con trai, cuộc hôn nhân của hai vợ chồng bắt đầu "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt", khiến Ngô phải đệ đơn ly hôn.
Mặc dù yêu cầu ly hôn ban đầu của người đàn ông bị tòa án bác bỏ nhưng cặp đôi đã quyết định sống ly thân. Chị Đàm đã phải một mình chăm sóc cậu con trai sau đó.

Đến tháng 7/2022, Ngô tiếp tục đệ đơn ly hôn và lần này còn tỏ ra nghi ngờ quan hệ huyết thống với cậu con trai. Đáng nói, người đàn ông này còn cáo buộc đứa trẻ là "sản phẩm" sau một vụ ngoại tình của chị Đàm.
Dù sau đó, chị Đàm đã cung cấp kết quả xét nghiệm quan hệ cha con trong và Ngô đã thừa nhận kết quả nhưng người đàn ông vẫn từ chối tiền chu cấp nuôi con cho vợ.
Cuối cùng, Tòa án Nhân dân Vô Tích đã chấp thuận việc hai vợ chồng ly hôn đồng thời trao quyền nuôi con cho chị Đàm. Ngoài ra tòa cũng yêu cầu Ngô hàng tháng đều phải đưa một khoản tiền cấp dưỡng nuôi con cho vợ.
Phán quyết này dựa trên các điều khoản của Tòa án Tối cao quy định trẻ em được thụ thai thông qua thụ tinh nhân tạo hợp pháp dưới sự đồng thuận của hai vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ bình đẳng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Trung Quốc.
Ông Tôn Dịu Quân (Sun Ruojun), Phó Giáo sư ngành Luật Hôn nhân tại Đại học nhân dân Trung Quốc (Renmin University), cho biết: “IVF, hay thụ tinh trong ống nghiệm, là hợp pháp ở Trung Quốckhi có sự đồng thuận của hai vợ chồng. Việc thực hiện khi có tinh trùng của chồng và trứng của vợ và cả việc có bên thứ ba mang thai. Sau khi cặp đôi ký hợp đồng thụ tinh trong ống nghiệm và thủ tục được chấp thuận, họ sẽ là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ.”

Ngay sau khi câu chuyện tòa án yêu cầu phải chu cấp cho con, nhiều người đã chĩa mũi dùi chỉ trích vào Ngô khi coi người đàn ông là một ông bố vô trách nhiệm.
“Hắn ta thật đáng khinh. Nếu không muốn nuôi đứa trẻ, sao ngay từ đầu lại đồng ý làm IVF? Bây giờ hắn ta chỉ muốn chối bỏ trách nhiệm sau khi ly hôn", một cư dân mạng phẫn nộ.
“Đấy vẫn là con của anh ta mà. Sao lại có thể từ chối chăm sóc con mình nhỉ?” người khác thắc mắc.
“Thật là một đứa trẻ tội nghiệp. Chắc chắn nếu nó được giao cho ông bố nuôi dưỡng thì sẽ bị đối xử tệ bạc”, người thứ ba nói thêm.
QT (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Bắt nghi phạm nổ súng, bắn tử vong người đàn ông ở Đồng Nai (17/07)
-
Nhiều người Hàn Quốc bức xúc khi xem bản tin thời sự về vụ 2 cô gái gây gổ ở tiệm photobooth Hà Nội (17/07)
-
Nữ sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn, ĐH top 1 gọi điện mời nhập học trong đêm nhưng bị cô từ chối khiến ai cũng ngỡ ngàng (17/07)
-
Hải Sapa bất ngờ "tố" Ngô Quyền Thế (17/07)
-
Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, ở quê có nhiều bỏ qua quá phí (17/07)
-
Bộ Văn hóa nhắc nhở MC Quyền Linh, Doãn Quốc Đam (17/07)
-
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên "chóng mặt", tâm điểm hướng về nơi nào? (17/07)
-
Người đàn ông "chết điếng" vì 2 điện thoại iPhone chạy hệ điều hành... Android (17/07)
-
Bắt gặp bạn trai thiếu gia Hoa hậu Đỗ Hà hộ tống mẹ vợ tương lai, có 1 hành động nhằm né sự chú ý (17/07)
-
Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới (17/07)
Bài đọc nhiều




