Thế giới

Mỹ thừa nhận Stryker thua Nga ngay cả khi được nâng cấp

Trang Breaking Defense dẫn nguồn tin Lục quân Mỹ thừa nhận, ngay cả khi hoàn thành nâng cấp, xe bọc thép Stryker vẫn thua xa xe của Nga.

Trang Breaking Defense dẫn nguồn tin Lục quân Mỹ thừa nhận, ngay cả khi hoàn thành nâng cấp, xe bọc thép Stryker vẫn thua xa xe của Nga.

Hợp đồng trên cũng bao gồm chi phí thử nghiệm và hậu cần. Gói nâng cấp này sẽ được thực hiện tại trụ sở của General Dynamics tại cao nguyên Sterling, bang Michigan, Mỹ. Thời gian hoàn thành hợp đồng ngày 15/1/2021.

Hiện nay, Lục quân Mỹ có khoảng 2.000 chiếc Stryker, gồm nhiều phiên bản khác nhau. Nó có thể đạt tốc độ tối đa 105 km/h, mang được 200 lít nhiên liệu và vận hành được một quãng đường dài 530 km.

Động cơ với mô men xoắn cực đại 780 Nm khiến Stryker có thể mang theo 2,9 tấn hàng hóa và kéo thêm được một chiếc xe 5 tấn phía sau.

Mỹ thừa nhận Stryker thua Nga ngay cả khi được nâng cấp  - Ảnh 1.
Xe thiết giáp Stryker tập trận áp sát Nga hồi năm 2015.

Trước quyết định bạo chi của Lầu năm Góc, Lục quân Mỹ thừa nhận ngay cả khi Stryker được nâng cấp với pháo 30mm, Mỹ vẫn thua kém Nga cả về số lượng và sức mạnh trong phân khúc xe chiến đấu bọc thép.

Theo Breaking Defense, trong các cuộc tập trận mới đây trên lãnh thổ một số nước châu Âu là thành viên NATO đã cho thấy các mẫu xe bọc thép mà Mỹ mang đến hoàn toàn thua kém của Nga, cả về số lượng lẫn sức mạnh.

Trang quân sự này mỉa mai ngay cả việc trang bị pháo 30 mm cũng không thể giúp Stryker biến thành xe tăng.

Tuy nhiên, người Mỹ hi vọng loại pháo này có thể giúp Stryker có thể đối đầu với xe bọc thép của Nga, trong đó có các loại xe chiến đấu bộ binh (BMP). Trước đó, Mỹ đã cố gắng cải tiến pháo 105 mm để lắp đặt cho Stryker, song đã thất bại.

Hãng tin RIA của Nga đã cho trích đăng thông tin trên của Breaking Defense, đồng thời đưa thêm một số thông tin về các mẫu xe bọc thép tương đương của Nga, trong đó nhấn mạnh tới BTR-82A.

Lục quân Nga hiện đang có mẫu xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cũng được trang bị pháo nòng xoắn cỡ 30 mm và 100 mm trên bệ pháo 2A70.

Trong khi đó, xe bọc thép chở quân BTR-82A của Nga cũng được trang bị module chiến đấu tự động 2A72 với pháo cỡ nòng 30 mm và súng đồng trục 7,62 mm.

Loại xe này đã khẳng định được hiệu quả khi tác chiến ở địa hình núi. Module chiến đấu có thiết bị dẫn động điện theo 2 mặt phẳng ngang/đứng và thiết bị ổn định vũ khí kỹ thuật số 2 mặt phẳng.

BTR-82A được trang bị máy vô tuyến điện tuyệt mật thế hệ 5 cùng các thiết bị quan sát tổng hợp. Thiết bị này khả năng là máy ngắm hỗn hợp ngày đêm TKN-4GА (TKN-4GA-02) mà báo chí Nga vẫn nhắc tới.

Cũng theo báo chí Nga, các nhà thiết kế nước này rất chú trọng nâng cao khả năng bảo vệ kíp xe và lính đổ bộ trên xe, nhưng không làm tăng nhiều trọng lượng của xe.

Các mặt phẳng bên trong thân xe, kể cả sàn xe được lắp lớp lót chống mảnh đạn có tác dụng giữ lại các mảnh đạn khi xuyên qua giáp chính và loại trừ khả năng đạn va đập giữa các thành xe.

Để giảm tác động xấu của các vụ nổ dưới bánh xe hay thân xe, sàn xe được trải các thảm nhỏ chống mìn phủ cao su nhiều lớp có đặc tính khác nhau.

Các tấm thảm này giảm bớt một phần tác động của sóng nổ. Để tăng khả năng sống sót, xe được lắp hệ thống dập lửa cải tiến, làm tăng độ an toàn cháy nổ.

Xe còn có hệ thống điều hòa không khí giúp cải thiện điều kiện chiến đấu cho binh sĩ trên xe, đồng thời bảo vệ các thiết bị điện tử.

Các giải pháp trên giúp tăng khả năng sống còn của BTR-82A thêm 20%. Xe cũng được tăng cường khả năng cách nhiệt và chống ồn.

Cùng với động cơ mới mạnh hơn (300 mã lực), BTR-82A còn có máy phát điện độc lập công suất 5 kW, cho phép tiết kiệm dự trữ làm việc của động cơ chính khi tác chiến phòng ngự, triển khai tại các trạm kiểm soát và các tình huồng khác, làm tăng dự trữ và nạp điện cho ắc quy, cũng như giảm độ bộc lộ của xe ở dải tần nhiệt và âm thanh.

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)