Thế giới
25/05/2021 21:55Nhật ký đau đớn giữa 'địa ngục Covid' Ấn Độ: Nữ giáo sư 38 tuổi liên tục cập nhật tình trạng của mình, cầu cứu xin giường bệnh trong vô vọng đến lúc chết
Mới đây, lại có một câu chuyện gây nhói lòng đối với cộng đồng mạng thế giới về tình hình đang xảy ra ở Ấn Độ. Nabila Sadiq - nữ giáo sư ĐH Jamia Millia Islamia (Delhi) đã qua đời vào đêm ngày 17/5 (giờ địa phương), hưởng dương 38 tuổi.
Trước khi vĩnh viễn ra đi, Sadiq đã cố gắng sử dụng mạng xã hội Twitter để cập nhật tình hình của mình, thậm chí cầu xin để tìm cho mình một chiếc giường trong phòng điều trị tích cực (ICU). Cuối cùng cô cũng tìm được chỗ chấp nhận, nhưng khi đó lá phổi đã chịu quá nhiều tổn thương, và cô vĩnh viễn không có cơ hội trở lại nữa.
Những gì còn lại chỉ là vài mẩu tweet đăng tải đầy bi thương, cho thấy cô tuyệt vọng đến thế nào trong những ngày cuối đời.

Ngày 23/4: "Có quá nhiều người chết trong hôm nay," - bài đăng của Sadiq trong một ngày ghi nhận số ca chết kỷ lục của Ấn Độ.
Ngày 24/4: "Có quá nhiều người trẻ đang chết dần vì thiếu oxy. Mỗi ngày thức dậy tôi phải đối mặt với những bản tin chết chóc. Quá đau đớn, quá ám ảnh. Khi nào mọi thứ mới kết thúc."
Ngày 26/4: "Cầu mong sức khoẻ sẽ tốt hơn vào sáng mai. May mắn là cơn sốt đã hạ. Còn mỗi họng là vẫn đau."
Và Sadiq không biết rằng đó chỉ là đợt tiến triển thường thấy đối với các bệnh nhân Covid-19, trước khi bệnh tình trở nặng hơn.
Ngày 1/5: "Hãy cầu nguyện cho tôi và bố mẹ. Chúng tôi sẽ vượt qua."
Ngày 2/5: "Ở mức độ này thì chẳng ai có thể sống sót được cả, ít nhất là tại Delhi." Đây là lúc tình trạng bệnh của cô trở nên nặng nề hơn.
Ngày 4/5: "Liệu có giường ICU nào không? Dành cho tôi." Sadiq cầu cứu trong tuyệt vọng.
Ngày 5/5: "Có giường rồi."

Và đó cũng là đoạn tweet cuối cùng của Sadiq. Được biết, cô đã bị ít nhất 3 bệnh viện từ chối, cho đến khi bệnh viện thứ 4 chấp nhận cô. Nhưng lúc này, lá phổi đã bị tổn thương quá nặng, không thể phục hồi được nữa.
Giờ đây ông Mohammad Sadiq (86 tuổi) đang lặng lẽ nhìn lên 2 tấm ảnh treo trên tường. Đó là vợ ông, Nuzhat và con gái. Họ qua đời cách nhau chỉ 10 ngày.
"Thân xác tôi chết rồi," - ông nói trong đau đớn. "Vợ tôi chết, tôi nghĩ mình còn con gái. Giờ mọi thứ chỉ còn là ký ức."
Ngày 7/5, mẹ của Nabila qua đời, nhưng không ai dám cho cô biết. "Chúng tôi gọi tất cả bệnh viện tại Delhi để tìm kiếm giường có oxy. Bạn của giáo sư giúp chúng tôi kiếm được giường tại Bệnh viện Fortis ở Faridabad. Nhưng mức oxy trong máu cô đã tụt xuống 32%. Bản chụp cắt lớp phổi cho thấy cả hai bên lá phổi đã bị tổn hại nặng," - Waqar, một sinh viên của Nabila chia sẻ.
Cũng theo Waqar, Nabila là một giáo sư có tiếng của trường, được sinh viên và các đồng nghiệp rất xem trọng, quý mến. "Cảm giác như chúng tôi mất đi một người mẹ. Cô đã giúp nhiều người trong đại dịch này. Chúng tôi cố gắng trò chuyện, bảo rằng bố mẹ đang rất nhớ cô để tâm trạng cô trở nên tốt hơn và chóng bình phục. Nhưng đến đêm 22/5, người ta phải đưa cô vào máy thở," - Waqar kể lại.
Trước kia, đã từng có trường hợp gây chấn động tương tự câu chuyện của Nabila Sadiq. Đó là một nhà báo của Ấn Độ, đã cập nhật lên Twitter về tình trạng oxy trong máu giảm dần, cho đến lúc ông chết.
Nguồn: NDTV
Theo J.D (Pháp Luật & Bạn Đọc)
Tin cùng chuyên mục








-
Trà sữa Chagee Việt Nam bị xử phạt 60 triệu đồng (18/07)
-
Ukraine có nữ Thủ tướng mới và tân đặc phái viên tại Mỹ (18/07)
-
Bão Wipha hình thành áp sát Biển Đông, miền Bắc sắp hứng đợt mưa rất lớn (18/07)
-
"Mong Sol tự hào và hạnh phúc nhất", nhưng điều Jack và Thiên An đang làm thì... ngược lại! (18/07)
-
Mẹ bầu hoảng loạn vì bị kẻ cướp đe dọa giết cả nhà nếu báo công an (18/07)
-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
-
Cảnh báo 7 loại hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại (18/07)
-
Tuyển Indonesia rơi vào “bảng tử thần”, giấc mơ World Cup đứng trước nguy cơ tan vỡ (18/07)
Bài đọc nhiều




