Gia đình
21/01/2022 15:56Các yếu tố tăng nguy cơ bị sương mù não sau khi khỏi Covid-19
Đối với nhiều người, SARS-CoV-2 không chỉ là virus đường hô hấp. Một số nghiên cứu cho thấy Covid-19 tác động lâu dài đến cơ thể và não bộ.
Tình trạng sương mù não liên quan đến Covid-19 kéo dài gây khó khăn cho hoạt động hằng ngày của người bệnh. Họ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện mới diễn ra, tìm tên hoặc từ ngữ, mất khả năng tập trung, xử lý thông tin, thao tác bị chậm lại.
Biểu hiện này xuất hiện ở khoảng 50% những người đang chịu đựng tác động của Covid-19 kéo dài.
Kiểm tra dịch não tủy của một số bệnh nhân, các bác sĩ ghi nhận nồng độ protein viêm tăng cao và sự hiện diện của các kháng thể không mong đợi. Giới nghiên cứu suy đoán những kháng thể này có thể tấn công cơ thể và gây ra các triệu chứng bệnh.

Tiến sĩ Joanna Hellmuth giải thích: "Có thể virus SARS-CoV-2 đã kích thích hệ miễn dịch gây bệnh. Điều đó có khả năng xảy ra ngay cả khi cơ thể không còn virus nữa”.
Các nhà nghiên cứu đã xác định nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh liên quan tới nhận thức dường như làm tăng nguy cơ sương mù não.
Đó là người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tăng động giảm chú ý, lo âu, trầm cảm, tiền sử lạm dụng rượu/chất kích thích.
Các loại virus khác cũng có thể tạo ra triệu chứng bệnh liên quan tới nhận thức. Trong đó có những virus corona như SARS, MERS hay virus viêm gan C, virus Epstein-Barr (gây bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn).
Vào tháng 12/2020, một nghiên cứu có sự tham gia của 3.700 bệnh nhân Covid-19 ở 56 quốc gia. Theo đó, 85% có hiện tượng sương mù não và rối loạn chức năng nhận thức.
Một số biểu hiện phổ biến nhất là mất khả năng tập trung, khó thực hiện chức năng điều hành và suy nghĩ chậm.
Bảy tháng sau khi nhiễm bệnh, hơn một nửa số người được hỏi vẫn bị suy giảm trí nhớ. Nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, đau dây thần kinh, run, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng, ù tai cũng phổ biến ở nhóm này.
Trong 5.000 người tham gia khảo sát vào đầu tháng 3/2021 ở Mỹ, hơn một nửa gặp khó khăn kéo dài trong việc tập trung. Hơn 1/3 số người gặp vấn đề về trí nhớ dài hạn và chóng mặt.
Theo An Yên (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
-
Tổng Bí thư: Công tác nhân sự ảnh hưởng đến thành bại nhiệm kỳ tới (18/07)
Bài đọc nhiều




