Gia đình

Cảnh báo món đồ dùng bẩn gấp 10 lần bồn cầu nhưng bạn thường xuyên tiếp xúc, thậm chí áp cả vào mặt

Nhiều người cho rằng bồn cầu là nơi bẩn nhất nhưng sự thật là chính món đồ chúng ta sử dụng đến mức "nghiện" lại chứa nhiều vi khuẩn hơn gấp 10 lần bồn cầu.

Thật lố bịch khi bạn đi loanh quanh ôm chiếc bồn cầu. Nhưng chỉ bằng cách đơn giản là đưa điện thoại lên gọi ai đó, bạn đang làm điều không khác gì áp mặt vào bồn cầu. Bởi theo nhiều nghiên cứu, điện thoại là món đồ chứa nhiều vi khuẩn, virus gấp 10 lần bồn cầu.

Cảnh báo món đồ dùng bẩn gấp 10 lần bồn cầu nhưng bạn thường xuyên tiếp xúc, thậm chí áp cả vào mặt

Theo một cuộc khảo sát của hãng kiểm toán Deloitte, người Mỹ kiểm tra điện thoại của họ khoảng 47 lần trong ngày, tạo ra rất nhiều cơ hội để vi sinh vật di chuyển từ ngón tay đến điện thoại.

Emily Martin, Phó giáo sư nghiên cứu về dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Michigan (Mỹ) cho biết: "Vì mọi người luôn mang theo điện thoại di động, ngay cả trong những tình huống mà họ thường rửa tay trước khi làm bất cứ điều gì, điện thoại di động có xu hướng trở nên khá mất vệ sinh".

Nghiên cứu trên không chỉ ra trung bình có bao nhiêu vi trùng đang bò trên điện thoại di động, nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện có hơn 17.000 loại vi khuẩn trên điện thoại của một học sinh trung học. Các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona (Mỹ) đã phát hiện ra rằng điện thoại di động mang nhiều vi khuẩn gấp 10 lần so với hầu hết các bồn cầu trong nhà vệ sinh.

Cảnh báo món đồ dùng bẩn gấp 10 lần bồn cầu nhưng bạn thường xuyên tiếp xúc, thậm chí áp cả vào mặt - 1

Susan Whittier, giám đốc khoa vi sinh học lâm sàng tại New York-Presbyterian và Trung tâm Y tế Đại học Columbia cho biết: "Chúng ta không sống trong một môi trường vô trùng, vì vậy nếu bạn chạm vào một bề mặt bất kỳ thì sẽ có thứ gì đó bám theo bạn".

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra các mầm bệnh nguy hiểm trên điện thoại di động, bao gồm Streptococcus, MRSA và thậm chí là E.coli.

Bà Whittier nói rằng mặc dù những vi khuẩn bám trên điện thoại sẽ không tự động làm cho người dùng bị bệnh, chúng có thể đóng vai trò tác nhân gây bệnh.

Để tránh việc lây lan vi trùng, virus gây bệnh qua điện thoại, cả Martin và Whittier đều cho rằng cần tránh sử dụng thiết bị này trong phòng tắm, nhà vệ sinh. Khi đi vệ sinh, mầm bệnh ở khắp mọi nơi, đó là cách điện thoại tiếp xúc với vi khuẩn như E. coli.

Cảnh báo món đồ dùng bẩn gấp 10 lần bồn cầu nhưng bạn thường xuyên tiếp xúc, thậm chí áp cả vào mặt - 2

Các chuyên gia khuyên nên làm sạch điện thoại, gồm cả làm sạch bề mặt và khử trùng để diệt vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác.

Cách đơn giản nhất là sử dụng khăn lau màn hình kháng khuẩn. Hoặc cũng có thể xịt chất khử trùng như cồn 70 độ lên một miếng vải mềm - nên nhớ là không bao giờ xịt trực tiếp lên điện thoại - và lau các cạnh bên, các nút và mặt sau. Đảm bảo lau kỹ màn hình, vỏ và mặt ngoài của điện thoại.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về kiểm soát nhiễm trùng của Mỹ - American Journal of Infection Control, lau các bề mặt bằng nhựa cần phải làm 3 lần mới giảm được 88% số lượng vi khuẩn, còn nếu chỉ lau 1 lần thì vẫn còn hầu hết vi khuẩn.

Cảnh báo món đồ dùng bẩn gấp 10 lần bồn cầu nhưng bạn thường xuyên tiếp xúc, thậm chí áp cả vào mặt - 3

Phó giáo sư Emily Martin cho biết, bạn nên dành 1 phút mỗi ngày để vệ sinh điện thoại.

Đơn giản hơn để bảo vệ bản thân khỏi các vi trùng có hại là sát khuẩn tay thường xuyên. Bạn nên rửa tay trong ít nhất 20 giây với xà phòng và nước sau khi từ ngoài về, sau khi đi vệ sinh hoặc xử lý các bề mặt nhiễm vi trùng khác như tiền. Nếu không có xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng nước rửa tay.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/canh-bao-mon-o-dung-ban-gap-10-lan-bon-cau-nhung-ban-thuong-xuyen-tiep-xuc-tham-chi-ap-ca-vao-mat-a361406.html