Gia đình
08/03/2016 16:02Con người sẽ chết nếu không thường xuyên cất tiếng thở dài
Mỗi giờ đồng hồ, con người thở dài khoảng 12 lần, tức là cứ 5 phút một lần. Nhưng âm thanh của tiếng thở dài không nhất thiết là dấu hiệu của sự mệt mỏi hay buồn bực. Trên thực tế, việc thở dài đóng vai trò thiết yếu, giúp phổi của chúng ta hoạt động hiệu quả.
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: livescience.com) |
Các phế nang bảo đảm cho khí oxy có thể đi lẫn vào máu dễ dàng qua màng phổi. Giáo sư Feldman mô tả chúng giống như những “bong bóng ướt.”
Giáo sư nói: “Nếu bạn từng thử thổi một quả bóng ướt, bạn sẽ thấy rất khó, bởi nước làm phần bên trong quả bóng dính lại với nhau. Đó là chuyện sẽ xảy ra khi phế nang bị xẹp, và bất cứ khi nào chúng xẹp, phần bề mặt đó của phổi không thể trao đổi khí được nữa.” Nói cách khác, nếu con người không thể thở dài, phế nang sẽ không phồng lại như cũ, và phổi sẽ không hoạt động.
Giáo sư Feldman cho biết cách duy nhất để phế nang lại nở ra chính là hít một hơi sâu, và con người có xu hướng làm điều này mỗi 5 phút một lần.
“Thời gian đầu khi dùng những thiết bị hỗ trợ như phổi sắt, người bệnh chỉ được tiếp khí với lượng đủ cho phổi bình thường, và nhiều người đã chết vì phế nang của họ bị vỡ. Nhưng bây giờ, nếu bạn thấy có người dùng máy hô hấp nhân tạo, bạn sẽ để ý rằng cứ vài phút lại có một tiếng thở lớn.”
Theo giáo sư Feldman, thở dài có nghĩa là thở hai lần, và không nhất thiết phải là một hơi thở ra có âm thanh lớn như khi bạn bực tức hay trút được gánh nặng.
Tuy nhiên cũng theo giáo sư Feldman, những tiếng thở dài thực tế lại có liên quan đến cảm xúc theo một cách khác, bởi tỷ lệ thở dài tăng lên khi ai đó đang gặp căng thẳng. Một trong những điều xảy ra với cơ thể bị căng thẳng là não sẽ sản sinh ra các phân tử gọi là peptide - một đơn vị con của chuỗi protein. Một số peptide còn được gọi là “peptide có nguồn gốc bombesin.”
Các nhà khoa học cho biết bombesin không tồn tại trong cơ thể động vật có vú, và thực chất đó là một dạng độc tố được tìm thấy trong da của cóc tía. Tuy nhiên, nhiều động vật có vú có thể cảm nhận được chất này, và những nghiên cứu trước đó đã tìm ra rằng các peptide có tên neuromedin B (NMB) và peptide kích thích thượng vị (GRP) có ở mọi sinh vật có vú, trong đó có con người.
Các nhà khoa học tin tưởng khám phá này sẽ giúp chúng ta đi sâu hơn nữa vào những khu vực khác của hệ thần kinh, cũng như cơ chế của những biểu hiện phức tạp ở người.
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu có khả năng được ứng dụng vào sự phát triển của dược học nhằm chứa trị những bệnh nhất định. Với những ca rối loạn lo âu, người mắc bệnh có thể thở dài rất nhiều và dễ bị suy nhược. Và cũng có một số người thở dài rất ít, dẫn đến các vấn đề về hô hấp và phổi kém hoạt động.
Feldman cho biết ông muốn nghiên cứu kỹ hơn về hoạt động của các neuron của người khi thở dài, và ông rất hứng thú với việc phá vỡ cách tổ chức các neuron này.
Tin cùng chuyên mục








-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều



