Gia đình
19/01/2019 08:40Cứu sống bé trai 6 tuổi ngưng thở do dị vật kẹt trong cổ lúc thổi kèn
Chiều 18/1, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết vừa tiếp nhận và cứu sống bé trai L.M.H ( 6 tuổi, ngụ tại Định Quán, Đồng Nai) do mặc dị vật trong ống khí quản.
Theo lời kể của người nhà, khi bé đang chơi một mình ở trước nhà với cây kèn nhựa (loại kèn có một đầu là kẹo được bán nhiều ngoài đường phố), bất ngờ bị sặc. Thậm chí, khi bé ho còn nghe âm thanh của tiếng kèn.
Gia đình đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện ở Định Quán. Kết quả chụp X-quang cho thấy một phần đầu của cây kèn nhựa nằm sâu trong khí quản khiến người bé tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Ngay lập tức, người nhà chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tím tái, tim rời rạc, không thở, các bác sĩ phải tích cực hồi sức ấn tim. Khoảng 5 phút sau, bé dần tỉnh lại nhưng tiếp tục ngưng tim, ngưng thở, các bác sĩ phải đặt nội khí quản và cho bé dùng thuốc an thần.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định gắp dị vật khẩn cấp, sau khoảng một giờ phẫu thuật, phần đầu kèn đã được gắp ra khỏi khí quản bằng nội soi.

Bác sĩ Phương cho biết hóc dị vật ở trẻ nhỏ là tai nạn nguy hiểm, nếu bệnh nhi đến muộn khoảng 5 phút, bé có thể sẽ tử vong do ngạt và tràn khí màng phổi.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phải hết sức thận trọng trong việc cho trẻ tiếp xúc với các đồ chơi hoặc các dị vật. Khi cho trẻ chơi, phụ huynh nên lựa chọn các đồ vật có kích thước phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên để trẻ chơi một mình với các dị vật nhỏ và không nên cố ép trẻ ăn.
Khi thấy trẻ đột ho sặc sụa, tím tái, khó thở, nếu trẻ còn hồng hào thì đưa đến cơ quan y tế gần nhất. Nếu trẻ tím tái, phải thực hiện vỗ lưng, ấn ngực để làm tăng áp lực lồng ngực đột ngột tống dị vật ra ngoài. Nếu bé đã không còn phản ứng thì phải ấn tim và hà hơi, thổi ngạt. Sau đó, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu và kiểm tra đường thở. Đến chiều 18/1, bé H. đã ổn định sức khỏe, may mắn bé không bị các di chứng do ngạt khí.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, cũng cho biết đây là lần thứ 4 trong 2 năm qua bệnh viện tiếp nhận trường hợp bị hóc kèn, riêng trong năm 2018 có 100 ca hóc dị vật đến cấp cứu. Sau các dịp lễ, tết số ca trẻ hóc dị vật cũng tăng lên đáng kể.
Ngày Tết đang cận kề, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần cẩn thận vì trẻ sẽ rất dễ mắc các dị vật như hạt dưa, hạt hướng dương,…và các dị vật có kích thước nhỏ hơn 5 mm rất dễ sặc vào họng của trẻ.
Theo Bích Huệ (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
-
Những lý do không nên đổ đầy bình xăng trong mùa hè (19/07)
-
Công an Thanh Hóa khởi tố vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh (19/07)
-
Cảnh sát đột kích nhà cựu Tổng thống Brazil Bolsonaro, bắt đeo thiết bị giám sát (19/07)
-
Bạn không cần kiếm tiền giỏi – chỉ cần có 4 dấu hiệu này, bạn vẫn sẽ giàu (19/07)
-
Khách Trung Quốc thích mê 1 món vỉa hè tại TP HCM, thốt lên: "Sống ở Việt Nam sung sướng quá" (19/07)
-
Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi (19/07)
Bài đọc nhiều



