Gia đình

Người đàn ông suýt mất mạng khi tắm nước nóng mùa lạnh và 6 lưu ý cần nhớ để tránh đột quỵ

Tiết trời lạnh giá của mùa đông khiến cho việc tắm gội thường ngày cũng trở nên khó khăn hơn, và có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại sức khỏe, trong đó có đột quỵ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tắm nước nóng sau một ngày dài mệt mỏi sẽ giúp các cơ trong cơ thể được thư giãn, thoải mái. Nhất là giúp xua tan mệt mỏi, căng thẳng và giúp mang đến giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn.

Tắm nước ấm mỗi ngày còn giúp kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể. Làm giãn các dây thần kinh và máu được lưu thông dễ dàng hơn. Đặc biệt, với những ai hay mắc chứng đau đầu sẽ được lưu thông máu lên não cực tốt. Giảm các triệu chứng đau đầu và mang lại cảm giác dễ chịu, khoan khoái.

Người đàn ông suýt mất mạng khi tắm nước nóng mùa lạnh và 6 lưu ý cần nhớ để tránh đột quỵ

Một ưu điểm nữa đó là tắm nước nóng tốt cho những bệnh nhân tiểu đường loại 2. Các chuyên gia cho biết, việc tắm nước ấm thư giãn đúng cách 15 - 20 phút/ngày, 5 ngày/tuần thì cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. Các dấu hiệu và phiền toái từ bệnh tiểu đường cũng giảm rõ rệt.

Những người thừa cân, tắm nước nóng cũng giúp kích thích tuần hoàn máu ở những vùng có mỡ thừa như bắp tay, bụng, đùi, hông… Nếu kết hợp với việc ăn uống theo các thực đơn giảm cân khoa học, tập luyện điều độ thì sẽ góp phần giảm lượng mỡ thừa và giúp việc giảm cân diễn ra hiệu quả và tốt hơn.

Tuy nhiên nếu tắm nước quá nóng hay quá lâu thì khi bước ra khỏi phòng tắm có thể trở thành "thảm họa" với một số người. Trên thực tế, về mặt sức khỏe, bác sĩ chỉ ra rằng tắm thực sự là một thử thách lớn đối với huyết áp và nhịp tim, sự chênh lệch nhiệt độ do nhiệt độ phòng và nhiệt độ nước mang lại có thể khiến huyết áp dao động đột ngột, thậm chí có thể gây đột quỵ.

Người đàn ông suýt mất mạng vì tắm nước nóng trong mùa đông

Mới đây, theo chia sẻ của bác sĩ Bác sĩ Vương Cát Vân, trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh, bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân nam 38 tuổi, đã tắm nước nóng khi cơ thể đang trong tình trạng mệt mỏi, anh ta suýt mất mạng bởi bị nhồi máu cơ tim. Tin rằng ai cũng biết tính chất khủng khiếp của bệnh nhồi máu cơ tim, nếu không được phát hiện kịp thời thì rất dễ tử vong.

Người đàn ông suýt mất mạng khi tắm nước nóng mùa lạnh và 6 lưu ý cần nhớ để tránh đột quỵ - 1

Tình trạng nhồi máu cơ tim không chỉ xảy ra ở những người cao tuổi mà ngay cả trung niên và người trẻ tuổi cũng dễ gặp phải. Vì vậy, cảnh báo mọi người không được đi tắm khi cơ thể đang mệt mỏi, bằng không có thể lấy đi sinh mạng của bạn bất cứ lúc nào.

Bác sĩ Vương Cát Vân cũng nhắc nhở, khi cơ thể mệt mỏi nhiều người sẽ nghĩ đến việc đi tắm nước nóng để cơ thể thoải mái hơn nhưng điều này rất nguy hiểm bởi:

- Nước nóng có thể khiến các mạch máu của chúng ta giãn ra, tim và não không được cung cấp đủ máu, khiến cơ thể càng mệt mỏi, chóng mặt, trường hợp nặng có thể bị ngất xỉu.

- Do quá mệt mỏi mà đi tắm, cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy, quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể bị đẩy nhanh dẫn đến nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

- Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ cơ thể đang ở mức 38 độ C trở lên, mức tiêu hao nhiệt lượng sẽ tăng khoảng 20%. Khi đó, việc tắm rất dễ làm cơ thể bị cảm lạnh, tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng do sức đề kháng yếu. Điều này còn có thể dẫn tới đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của bạn.

Những nguy hiểm tiềm ẩn khi tắm nước nóng mùa đông

1. Cao huyết áp gây đột quỵ, bóc tách động mạch chủ

Bác sĩ phẫu thuật tim mạch Zhang Ruizhi, trưởng khoa Phẫu thuật tại Bệnh viện Hualien Tzu Chi, thành phố Hoa Liên, Đài Loan giải thích rằng trước và sau khi tắm vào mùa đông, cơ thể con người tiếp xúc với không khí lạnh, các lỗ chân lông và vi mạch xung quanh sẽ co lại, khiến huyết áp tăng lên. Nếu huyết áp tăng quá cao, mạch máu có thể bị vỡ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Do đó, vào mùa đông thường xảy ra những trường hợp đột tử, đột quỵ trong phòng tắm do bóc tách động mạch chủ hơn so với mùa hè.

Người đàn ông suýt mất mạng khi tắm nước nóng mùa lạnh và 6 lưu ý cần nhớ để tránh đột quỵ - 2

2. Huyết áp thấp

Bác sĩ He Yicheng - Thành viên của Hiệp hội Y học Chống lão hóa Thế giới cho biết nếu bạn tắm trong thời gian dài và nhiệt độ nước cao, thay đổi tư thế đột ngột từ đứng sang ngồi hay ngược lại có thể gây ra tình trạng khó thở. tụt huyết áp ngay lập tức, gây chóng mặt, suy nhược và té ngã.

3. Tăng gánh nặng cho tim

Khi tắm, các mạch máu trên lớp biểu bì của cơ thể sẽ giãn ra do tản nhiệt, dẫn đến giảm sức cản thành mạch, lượng máu chảy đến biểu bì nhiều, lưu lượng máu về tim giảm, dẫn đến thiếu máu cục bộ, tăng gánh nặng cho tim, có thể khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó chịu.

Nếu bạn đứng dậy đột ngột vào lúc này, máu ở phần trên cơ thể sẽ nhanh chóng dồn xuống phần dưới, khiến cơ thể ngay lập tức rơi vào tình trạng thiếu máu cục bộ, tim không thể bơm huyết áp kịp thời, động mạch vành bị thiếu oxy, và thậm chí có thể gây nhồi máu cơ tim.

Muốn giảm nguy cơ tim mạch khi tắm mùa đông cần chú ý những điều này

1. Điều chỉnh nhiệt độ môi trường để tránh chênh lệch nhiệt độ quá cao

Nhiều rủi ro khi tắm có liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ tức thời, vì vậy rằng trước khi tắm và cởi quần áo, bạn có thể rửa tường và sàn phòng tắm bằng nước nóng để tăng nhiệt độ môi trường. Sau khi tắm xong nên vào phòng kín, ấm để mặc quần áo, tránh để cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh bên ngoài, có thể gây ngất hoặc cảm lạnh do chênh lệch nhiệt độ.

2. Tắm từ chân lên đến đầu

Khi tắm, bạn có thể xả nước ở chân trước, để các bộ phận cơ thể ở xa tim làm quen với nhiệt độ nước trước và sau đó mới xả nước dần lên trên, đi đến trung tâm của cơ thể.

Người đàn ông suýt mất mạng khi tắm nước nóng mùa lạnh và 6 lưu ý cần nhớ để tránh đột quỵ - 3

3. Nhóm nguy cơ cao nên báo với người nhà khi đi tắm

Người già hoặc người mắc bệnh tim, huyết áp có thể báo cho người nhà trước khi đi tắm. Y tá Huang Huimin nhắc nhở rằng các nhóm có nguy cơ cao nên nói với người nhà trước khi đi tắm, để người nhà tính toán thời gian tắm, có thể kiểm tra kịp thời nếu không may xảy ra tai nạn.

4. Mực nước trong bồn tắm không được quá cao và thời gian không được quá lâu

Nhiều người vào mùa đông thích ngâm mình trong bồn nước nóng nhưng bác sĩ He Yicheng nhắc nhở rằng khi một người ngồi trong bồn tắm, mực nước không được cao hơn tim, thời gian tắm không quá 10 phút.

5. Uống một cốc nước trước và sau khi tắm

Đổ mồ hôi khi tắm có thể làm giảm lượng nước trong cơ thể, khi cơ thể thiếu nước, lượng máu sẽ giảm theo để bù đắp lượng máu đã mất. Nếu không có nước, các mạch máu bình thường ban đầu sẽ bắt đầu co lại, khiến huyết áp tăng lên. Do đó, bạn có thể uống một cốc nước ấm trước khi tắm để đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong quá trình tắm. Sau khi tắm, uống thêm một cốc nước có thể bổ sung lượng nước đã mất trong quá trình tắm.

6. Hai thời điểm không nên tắm

Mọi người không nên tắm hoặc ngâm mình trong bồn tắm ngay lập tức nếu cơ thể quá mệt mỏi hoặc vừa tập thể dục xong. Bác sĩ giải thích rằng do huyết áp cao, tim đập nhanh và trạng thái phấn khích ngay sau khi tập thể dục, tốt nhất nên nghỉ ngơitừ nửa giờ đến một giờ trước khi tắm; để cơ thể ổn định lại.

HL (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-an-ong-suyt-mat-mang-khi-tam-nuoc-nong-mua-lanh-va-6-luu-y-can-nho-e-tranh-ot-quy-a365488.html