Gia đình

Người phụ nữ 57 tuổi tử vong vì tiểu đường: Những điều cần biết về căn bệnh được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng'

Đái tháo đường hay bệnh tiểu đường hiện không còn giới hạn ở các nước giàu có, mà đã trở thành căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có nước ta, gây nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và xã hội…

Mới đây, thông tin về một người phụ nữ họ Tiêu 57 tuổi, sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc) tử vong chỉ sau 6 tháng phát hiện bệnh tiểu đường khiến nhiều người sợ hãi.

Được biết, bà Tiêu đã làm nghề nhân viên vệ sinh môi trường được gần 20 năm. Đặc thù công việc hay phải thức khuya dậy sớm nên chế độ ăn uống của bà cũng luôn thất thường, không đúng bữa. Đặc biệt, càng vào các dịp lễ Tết thì bà càng bận rộn nên thường bỏ bữa sáng hoặc bữa tối. Mấy năm gần đây, bà cảm thấy ăn uống không ngon miệng, lại hay bị hạ đường huyết. Vậy là bà bắt đầu có thói quen uống một cốc nước ấm pha đường vào sáng sớm, đồng thời mang theo các loại kẹo bên mình để "chống đói".

Khoảng 6 tháng trước, bà đột nhiên cảm thấy sức khỏe mình sa sút đi nhiều, mắt nhìn kém, thường xuyên đói bụng và ăn nhiều hơn nhưng lại bị sụt cân. Bà đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, đang ở cuối giai đoạn 3.

Người phụ nữ 57 tuổi tử vong vì tiểu đường: Những điều cần biết về căn bệnh được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng'
Caption

Sợ con cái lo lắng, bà giấu nhẹm chi tiết về bệnh tình của mình, chỉ bảo rằng bị tiểu đường do tuổi tác, uống thuốc theo đơn và ăn uống cẩn thận là ổn. Người nhà khuyên nhủ thế nào bà cũng không chịu nghỉ việc, chỉ điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, không ăn dầu mỡ và giảm lượng thịt hàng ngày.

Cách đây mấy ngày, đang làm việc thì bà cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng, đầu óc choáng váng nên liền gọi điện cho quản lý xin nghỉ. Thế nhưng, đang thu dọn đồ, chưa kịp về nhà thì bà đột ngột ngất xỉu. Đồng nghiệp vội vã gọi xe cấp cứu đưa bà tới bệnh viện.

Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực, các bác sĩ vẫn không thể cứu được bà khỏi bàn tay tử thần. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong là do đường huyết tăng vọt lên 17,8 mmol/L khiến máu đặc quánh nên gây nhồi máu não cấp tính.

Bác sĩ điều trị của bà Tiêu cho biết, bệnh tiểu đường của bà đã sớm bước sang giai đoạn 4, gây biến chứng suy thận, suy tim và huyết khối. Nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nhanh như vậy là do bà dùng thuốc không đúng giờ và không xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp.

Người phụ nữ 57 tuổi tử vong vì tiểu đường: Những điều cần biết về căn bệnh được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng' - 1

Thay vì bỏ bữa sáng như trước đây, bà chuyển sang ăn luân phiên bánh gạo hấp hoặc cơm nguội với rau củ muối, nếu không thì ăn bánh mì với xúc xích đóng gói. Bà cho rằng đây là những món vừa tốt cho sức khỏe vì ít ngọt, ít dầu lại nhanh gọn nhất.

Thế nhưng bác sĩ cảnh báo, rau củ muối chua, bánh mì, bánh bao, xúc xích... thực chất đều là "kẻ thù" của bệnh nhân tiểu đường. Đồ muối chua có quá nhiều muối và chất lên men, dẫn đến cản trở quá trình bài tiết insulin, đồng thời có hại cho các mạch máu. Tinh bột trong bánh bao và bánh mì khiến cơ thể nạp quá nhiều carbohydrate, dẫn đến tăng chỉ số đường huyết.

Đặc biệt, xúc xích chứa nhiều phụ gia, muối, axit béo chuyển hóa... trong khi bánh mì đóng gói chứa nhiều saccharin, chất bảo quản và các thành phần khác. Các chất này làm tổn thương các tiểu đảo, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và cản trở quá trình bài tiết insulin, dẫn đến tăng lượng đường và làm tổn thương các mạch máu.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định ( có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra có các loại đái tháo đường: Đái tháo đường typ1, đái tháo đường typ2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.

Người phụ nữ 57 tuổi tử vong vì tiểu đường: Những điều cần biết về căn bệnh được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng' - 2

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

1. Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu , hoặc sau khi tiểu thấy nước tiểu có kiến bâu

2. Thường có cảm giác khát và khô miệng uống nhiều nước mát

3. Sút cân

4. Mệt mỏi nhiều

5. Hay bị nhiễm trùng như mụn, nhọt hậu bối, nhiễm nấm candida, lao phổi.

6. Giảm thị lực, nhìn mờ

7. Chậm liền vết thương hoặc để lại vết thâm tím trên da

8. Cảm giác tê bì, nóng rát hoặc như kim châm ở 2 chân.

9. Chân răng lung lay

10. Nhiều nam giới có biểu hiện giảm ham muốn, liệt dương

11. Ăn nhiều nhưng lại rất nhanh có cảm giác đói do rối loạn tiết insulin

12. Trên da có mảng tăng sắc tố ở vùng cổ, nách, bẹn ( chứng gai đen)

Tuy nhiên đa số bệnh nhân mắc tiểu đường không có triệu chứng trên lâm sàng nên thường được phát hiện muộn khi đã xuất hiện các biến chứng như nhồi máu cơ tim, Tai biến mạch não, loét bàn chân, bệnh võng mạc...

Biện pháp giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Phải lên kế hoạch để có chế độ ăn uống hợp lý:

Giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả.

Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ. Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ

Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần

Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật

Người phụ nữ 57 tuổi tử vong vì tiểu đường: Những điều cần biết về căn bệnh được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng' - 3

Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn

Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo

Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

Tập luyện thể thao đúng và hợp phù hợp mình:

Hàng ngày, người tiền tiểu đường có thể đi bộ hoặc tập 1 môn thể dục nào đó với thời lượng khoảng 45p – 60 phút mỗi ngày, và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần.

Để nhớ và duy trì được thói quen này, bạn nên nghỉ ngơi sau ăn khoảng 30-45 phút, sau đó đi bộ xung quanh khoảng 15-20 phút. Vậy tổng giờ hoạt động trong ngày sau 3 bữa chính sẽ được đảm bảo.

Với những bạn trẻ làm công việc văn phòng nên hạn chế việc sử dụng thang máy, thay vào đó nên chọn đi cầu thang bộ và tránh ngồi quá lâu. Mỗi 1 tiếng nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong phòng làm việc để làm tăng sự nhạy cảm của insulin.

Đi cầu thang bộ

Đi cầu thang bộ tốt cho sức khỏe

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/nguoi-phu-nu-57-tuoi-tu-vong-vi-tieu-duong-nhung-dieu-can-biet-ve-can-benh-duoc-menh-danh-la-ke-giet-nguoi-tham-lang-tintuc802114