Gia đình
11/04/2023 10:53Số người mắc COVID-19 tại Hà Nội tăng trở lại, có đáng lo?
Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu tháng 4, số ca COVID-19 có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt trong các ngày cuối tuần và đầu tuần qua, số ca COVID-19 được báo cáo trên hệ thống đã tăng gấp 5-6 lần so với trung bình 2 tháng gần đây.
Số ca COVID-19 gần đây chủ yếu tập trung tại miền Bắc, cao nhất là thành phố Hà Nội. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) cũng nhận định trong tuần qua, số ca COVID-19 tăng so với tuần trước. Ngày 8 và 10-4, mỗi ngày Hà Nội ghi nhận gần 100 ca COVID-19 mới.
Theo VTV.vn, trong số các cơ sở y tế của Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn vẫn đang duy trì khu vực khám, cách ly và điều trị COVID-19. Trong tuần qua, tại đây ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng cao đột biến. Trung bình có 10 đến 15 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính.
Phần lớn là những người trẻ, có triệu chứng ho, sốt, đau họng và tự test nhanh thấy dương tính nên vào viện khám. Họ được bác sỹ kê đơn về điều trị tại nhà. Những trường hợp nặng, suy hô hấp được chỉ định nhập viện.
Hiện có 10 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị. Tất cả đều trên 60 tuổi, có mắc các bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư.

Còn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương ngày 11-4 đang điều trị cho 74 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 5 ca thở máy, 10 ca thở oxy kính.
Hiện Bộ Y tế chưa có báo cáo về biến đổi chủng vi rút COVID-19 mới xuất hiện tại Việt Nam.
Các chuyên gia nhận định số ca COVID-19 gia tăng do miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho vi rút phát triển, trong đó có vi rút SARS-CoV-2.
Bên cạnh đó, còn do tâm lý chủ quan trong phòng bệnh, không sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng, khử khuẩn thường xuyên khiến bệnh lây lan. Ngoài ra, tỉ lệ tiêm chủng còn thấp cũng khiến ca COVID-19 mắc nhập viện gia tăng.
Theo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho hay COVID-19 sẽ không biến mất như bệnh SARS vào năm 2003.
Trong khi đó, Việt Nam đã mở cửa du lịch, phát triển giao thương kinh tế thì tình hình dịch bệnh của Việt Nam cũng không thể tách biệt với tình hình dịch của thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, dịch bệnh ở nước xa xôi nhất có thể xâm nhập vào nước ta.
Tuy nhiên, ông Phu cũng nhận định nếu không xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn, kháng lại các vắc xin đang sử dụng, Việt Nam quản lý được số mắc một cách ổn định, hệ thống y tế không bị quá tải, số ca chuyển nặng, tử vong không nhiều thì dần dần sẽ gọi là kiểm soát ổn định.
"Vì thế, chúng ta cần phối hợp tốt với WHO theo dõi tình hình dịch, giám sát để đánh giá nguy cơ, từ đó có đáp ứng phù hợp để không bị bất ngờ.
Người dân phải chú ý các vấn đề dự phòng. Đó là đeo khẩu trang ở nơi nguy cơ cao, phải rửa tay khử khuẩn thường xuyên... Chúng ta không tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ.
Những người có triệu chứng nghi ngờ cũng cần chủ động phòng bệnh cho người khác. Bên cạnh đó, cần chú ý bảo vệ nhóm nguy cơ như người già, người bệnh nền. Tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế", ông Phu khuyến cáo.
PN (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Ngân hàng Nhà nước nói gì về thông tin "xóa sổ" tài khoản chưa xác thực? (17/07)
-
Tài tử đình đám Huỳnh Anh Tuấn trước khi bị đột quỵ: Nổi tiếng cả nước nhưng giấu kín vợ con, đời tư (17/07)
-
Lời kể xót xa vụ 2 vợ chồng tử vong khi chở con gái đi khám bệnh: Bé gái hoảng loạn nức nở nói "Ba mẹ con đừng có chuyện gì..." (17/07)
-
Clip xe tải cán qua người phụ nữ đi xe đạp điện giữa giao lộ ở TPHCM (17/07)
-
Vụ ô tô lao xuống sông, 3 người chết: Tài xế rời quán karaoke trước khi tai nạn (17/07)
-
Vụ án Phúc Sơn: Những giọt nước mắt muộn màng (17/07)
-
Hà Nội đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng (17/07)
-
Bản ghi âm buồng lái máy bay Air India được công bố: Cơ trưởng đã tắt nút nhiên liệu? (17/07)
-
Dàn vũ khí, khí tài lần đầu hợp luyện cùng khối diễu binh chuẩn bị kỷ niệm 2/9 (17/07)
-
Giảng viên say xỉn gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội khiến 1 người tử vong khai gì? (17/07)
Bài đọc nhiều




