Gia đình
27/02/2018 13:50Thai lần 3 bám vào sẹo mổ cũ biến chứng, người phụ nữ 39 tuổi ở Cần Thơ suýt chết
Đó là trường hợp của chị Bùi Thị Tr. (39 tuổi, ngụ tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ). Nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều kèm rong huyết gây thiếu máu sau hút thai ngoại viện 3 tuần, chị Tr. được thăm khám, siêu âm qua ngã âm đạo và xét nghiệm.
Các bác sĩ (BS) nhận định đây một trường thai bám ở sẹo mổ lấy thai có biến chứng. Bệnh nhân có vết mổ cũ lấy thai hai lần, hình ảnh trên siêu âm thấy khối nhau thai to, xâm lấn hết cơ tử cung vùng vết mổ, có nhiều mạch máu tăng sinh, tiên lượng có thể có tổn thương bàng quang. Tiến hành hội chẩn liên viện khẩn cấp, BS quyết định phẫu thuật để bóc khối thai bám sẹo mổ cũ.

Cuộc phẫu thuật diễn ra với sự phối hợp của ekip các BS Sản phụ khoa, Niệu khoa, Gây mê hồi sức, Huyết học truyền máu… Sau 1 giờ 20 phút phẫu thuật, khối thai với đường kính 6cm được bóc trọn khỏi sẹo mổ cũ, khâu phục hồi sẹo mổ và bảo tồn được tử cung cho bệnh nhân. Quá trình phẫu thuật, bệnh nhân đã được truyền 2 khối hồng cầu trước mổ để ổn định tình trạng thiếu máu. Hiện chị Tr. đã không còn đau bụng, hết chảy máu và đang hồi phục tốt.

BS CKII. Huỳnh Thanh Liêm, Trưởng khoa Sanh, Bệnh viện (BV) Phụ sản thành phố Cần Thơ cho biết: "Đây là một trường hợp nguy hiểm, khối thai bám sẹo mổ cũ có kích thước khá lớn, không thể điều trị nội khoa bảo tồn và nguy cơ mất máu nhiều trong phẫu thuật rất cao. Việc chẩn đoán và xử trí cần phải hết sức thận trọng cả về kỹ thuật khâu cầm máu xung quanh khối thai, bóc tách khối thai đồng thời phải đảm bảo phương tiện hồi sức tốt tại chỗ, ngân hàng máu phải sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật".
Theo BS, thai bám vết mổ cũ là sự làm tổ bất thường của túi thai tại sẹo mổ lấy thai trước đó. Trước đây, tỉ lệ thai bám vết mổ cũ khoảng 1/2500 – 1/1800. Tuy nhiên trong vài thập kỷ gần đây, tỉ lệ này ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của tỷ lệ mổ lấy thai.
Thai bám vết mổ cũ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề như vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt phải cắt tử cung và có thể nguy hiểm tính mạng.
Vì vậy, tất cả các thai kỳ có vết mổ cũ ở tử cung cần được đánh giá cẩn thận, kiểm tra và theo dõi tại các BV chuyên khoa để giúp phát hiện kịp thời và xử trí sớm.
Theo Thiên Kim (Trí Thức Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Bộ Quốc phòng nêu lý do không mở rộng đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (16/07)
-
Ông Phạm Nhật Vượng tuyên bố chiếm 40% thị phần ô tô Việt Nam 2025 - nửa đầu năm VinFast "chạy deadline" đến đâu? (16/07)
-
Vụ ô tô lao xuống sông: Nghệ An lý giải việc "tài xế còn sống nhưng báo cáo đã tử vong" (16/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc động cơ máy bay chở 166 hành khách bốc cháy dữ dội ngay sau khi cất cánh (16/07)
-
FIFA tung gói dịch vụ cao cấp dành cho giới siêu giàu xem World Cup 2026 (16/07)
-
Nữ sinh Phú Thọ là 1 trong 9 thủ khoa đạt 30/30: Lớp trưởng Chuyên Hóa "tài sắc vẹn toàn", điểm GPA lớp 12 đạt 9,5 (16/07)
-
Người quan trọng nhất Tây Du Ký 1986: cát-xê cao nhất đoàn phim, vượt cả “Tôn Ngộ Không”, đạo diễn phải thuê chuyên cơ đến đón chỉ để xuất hiện 3 phút (16/07)
-
Hyundai Santa Fe lao vào nhà dân ở Quảng Trị, tài xế hứa bồi thường rồi mất hút (16/07)
-
TikiNow bị phạt 200 triệu đồng vì thông tin "mỗi ngày giao hơn 1 triệu đơn hàng" (16/07)
-
Phỏng vấn 300 người sống trăm tuổi để tìm ra 3 món ăn “trường thọ”, đứng đầu lại KHÔNG PHẢI CÁ! (16/07)
Bài đọc nhiều



