Gia đình
12/11/2022 10:30Thói quen 'giết chết' cột sống cổ, nhiều người thờ ơ
Với sự tăng tốc dần của nhịp sống và sự phổ biến của các sản phẩm điện tử thông minh, ngày càng nhiều người trở thành "đầu tắt mặt tối" với điện thoại.
Cúi xuống xem điện thoại có thể tạo thêm trọng lực nặng khoảng 27,2kg lên cột sống của bạn, tùy vào từng góc độ. Đó là kết luận được rút ra từ một nghiên cứu của bác sĩ phẫu thuật cột sống, tiến sĩ Kenneth Hansraj và được công bố trên tạp chí Phẫu thuật công nghệ quốc tế.
Theo đó, nếu đầu của một người nặng 5kg, khi nhìn xuống điện thoại di động thường ở một góc 60 độ. Do trọng lực và đòn bẩy, cơ cổ phải chịu khoảng 27 kg trọng lượng, tức là tương đương với một đứa trẻ bảy tuổi hoặc hai, ba quả dưa hấu lớn treo quanh cổ. Nếu chịu lực này thường xuyên, cơ cổ sẽ phải vận động quá mức liên tục, lâu ngày dễ bị mỏi dẫn đến đau mỏi cổ và thoái hóa đốt sống cổ là không thể tránh khỏi.
Nghiên cứu cho biết mọi người dành trung bình 2-4 giờ mỗi ngày với tư thế nghiêng đầu xuống nhìn điện thoại trong các hoạt động như nhắn tin, lướt web, kiểm tra công việc... Trong suốt một năm, thời gian đó cộng thêm 700 đến 1.400 giờ căng thẳng trên cột sống cổ. Theo thời gian, điều này gây ra tư thế gập người về phía trước và làm tăng nguy cơ hao mòn cột sống.

Tư thế đúng khi nhìn vào điện thoại
Để khám phá tư thế tốt nhất cho việc sử dụng điện thoại di động, một nhóm nghiên cứu ở Thái Lan đã tập hợp 44 tình nguyện viên trẻ (từ 18 đến 25 tuổi) và yêu cầu họ cúi đầu xuống điện thoại sau mỗi 2 phút, sau đó đo các góc cúi đầu khác nhau (0°, 15°, 30°, 45°) đối chiếu với độ căng của cơ cổ.
Kết quả, khi cúi đầu, sức căng tổng thể của cơ cổ sẽ thấp nhất khi tạo góc từ 0 đến 15°, lúc này cổ được thoải mái nhất và có thể chống đau cổ tốt nhất. Vì vậy, tư thế đúng để nhìn vào điện thoại là:
- Khi ngồi hoặc đứng, cố gắng nâng điện thoại lên cao nhất có thể, tâm màn hình điện thoại ngang tầm mắt và giảm góc cúi đầu xuống, để cột sống cổ không bị mỏi.
- Nằm thẳng trên giường, không để màn hình điện thoại đối diện với mắt, tốt nhất nên nghiêng xuống khoảng 45°, không nên ngửa cổ lên, nếu không, cổ sẽ bị đau nhức sau khi gắng sức trong thời gian dài. Nên giữ khoảng cách 30-50 cm giữa mắt và điện thoại. Nếu khuỷu tay mỏi, bạn có thể dùng chăn bông chặn vào khuỷu tay.

Lời khuyên từ các chuyên gia là hãy bớt cúi đầu khi sử dụng điện thoại di động. Đừng ngồi lâu một chỗ, hãy đứng dậy đi lại thường xuyên, thay đổi tư thế, tập thể dục nhịp điệu, xoay cột sống cổ, tập cổ mỗi ngày. Nếu kiên trì được, bạn có thể nói lời tạm biệt với những cơn đau mỏi vai gáy.
Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng căng cơ cổ nói chung, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ giai đoạn đầu và người khỏe mạnh, không hiệu quả cho người trung niên và cao tuổi bị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ loại nặng, người bị đau nhiều khi xoay cổ nên điều trị và giữ gìn, bảo vệ cột sống cổ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Biên Thùy (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều



