Gia đình
14/11/2017 09:44Vì sao ngủ dậy hay bị tê buốt tay?
Thoạt đầu, chân tay mất cảm giác sau đó như bị kim châm. Theo Dyck, nhà nghiên cứu thần kinh học thuộc Bệnh viện Mayo (Mỹ), đây là hiện tượng khá phổ biến. Và đây là ví dụ hay ho về cách cơ thể tự bảo vệ thậm chí trong khi bị tê liệt giấc ngủ hay còn gọi là hiện tượng bóng đè.
Dyck giải thích rằng có một quan niệm sai lầm phổ biến là cảm giác kiến bò, tê tê và tê liệt là do thiếu máu đến các dây thần kinh. Thực ra, khi dây thần kinh bị nén, đè lên và bị ép sẽ gây ra những triệu chứng này. Chúng ta có một số loại dây thần kinh ở cánh tay. Mỗi loại đảm nhận chức năng quan trọng.
Dây thần kinh nách nâng cánh tay ở vai.
Dây thần kinh cơ xương uốn cong khuỷu tay.
Dây thần kinh quay dơ thẳng cánh tay và nâng cổ tay, ngón tay.
Dây thần kinh trụ mở rộng các ngón tay.
Mặc dù Dyck nói rằng chức năng sinh lý chính xác không hoàn toàn được hiểu rõ, nhưng tác động của việc nén lên bất kỳ dây thần kinh nào trong giấc ngủ giống như đè lên ống tưới nước. Thông tin ngược trở lại não tạm thời bị gián đoạn.
Vậy tại sao lại có cảm giác tê liệt khi ngủ dậy? Ông đã đưa ra 2 lý do:
1) Đó là thực sự tạm thời bị tê liệt. Trong giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh), não gửi tín hiệu gây ra một tình trạng tê liệt cơ thể. Mục đích của việc này là ngăn các giấc mơ (xảy ra trong giấc ngủ REM).
Nhưng nếu thức dậy trong một của những giai đoạn này, chúng ta có thể tỉnh táo trước khi hoàn toàn lấy lại sự kiểm soát chân tay. Đây được gọi là tê liệt giấc ngủ (hay là bóng đè) và có thể là một tình huống đáng sợ. Bạn đang mắc kẹt ở đâu đó giữa giấc mơ và sự tỉnh táo, và bạn không thể di chuyển.
2) Nén dây thần kinh đã dẫn đến tình trạng tê liệt tạm thời (có lẽ vì bạn bị kẹt ở vị trí bị nén trong giấc ngủ REM).
Nén dây thần kinh có thể phá huỷ các dây thần kinh. Điều tốt là cơ thể sẽ tự nhiên thức dậy như một cơ chế bảo vệ khi dây thần kinh bị nén quá lâu. Sau khi bạn thức dậy và giảm áp lực, các dây thần kinh sẽ nhanh chóng hồi phục, thường là lần đầu tiên với cảm giác kiến bò, tê tay.
Trung tâm Y tế Đại học Rochester giải thích: “Cấu trúc dây thần kinh khi chúng hồi phục có xu hướng kích thích trong một khoảng thời gian. Đó là bởi vì các dây thần kinh đang kích ứng tự động. Hầu hết thời gian, cảm giác kim châm, tê tê là một dấu hiệu tốt. Đó là một giai đoạn tạm thời có nghĩa là dây thần kinh đang trở lại hoạt động bình thường”.
Một số người đi ngủ đè lên một tay không gây tác động lớn đến các dây thần kinh, nhưng có một số trường hợp khi các dây thần kinh bị nén có thể là vấn đề lớn hơn.
Một trường hợp như vậy được gọi là “hội chứng liệt đêm thứ Bảy”, hậu quả của chèn ép nhánh thần kinh quay, nguyên nhân gây chèn ép là lúc một người ngủ thiếp đi cùng lúc nén dây thần kinh do say rượu.
Nếu bị say rượu, bạn sẽ không cử động cánh tay. Và khi tỉnh dậy vào ngày hôm sau, bạn không thể mở rộng cổ tay và ngón tay. Điều đó có thể kéo dài hơn trong một lúc (thậm chí vài ngày hoặc vài tháng) khi dây thần kinh phải sửa chữa lớp bảo vệ.
Một vấn đề khác là bệnh thần kinh di truyền với áp lực tê liệt (HNPP), một tình trạng di truyền làm cho con người ta dễ bị tổn thương dây thần kinh gây tê, ngứa ran, suy nhược cơ. Những người mắc phải cẩn thận hơn để không ngủ đè lên một tay hoặc bị gác chân để tránh nén dây thần kinh.
Nói tóm lại, đối với hầu hết những người thức dậy với một tay hoặc chân bị liệt, đó chỉ là một sự khó chịu tạm thời. Và chúng ta không phải sợ hãi gì hết, sẽ mất một khoảng thời gian để hồi phục lại như bình thường. Với những trường hợp mắc các hội chứng kể trên, khi ngủ nên tránh tạo áp lực chèn ép lên cánh tay hoặc chân để tránh những tổn thương không đáng có.
Theo Quách Vinh (Dân Trí)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuổi 60, tôi nhận ra: Đừng bao giờ "bon miệng" nói 3 câu này trước mặt các cháu, hậu quả không tưởng tượng được! (18/07)
-
Nhóm thanh niên hẹn nhau ra cửa khẩu để giải quyết mâu thuẫn (18/07)
-
Vụ cháy trung tâm thương mại khiến 61 người tử vong: Nhiều thi thể cháy đen chưa thể nhận dạng, có gia đình cùng lúc mất 5 người thân (18/07)
-
Trước 1 tuần chính thức ra rạp Việt, 'Conan 28' đã bỏ túi 12 tỷ (18/07)
-
Trung ương xem xét bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới (18/07)
-
Vì sao không lộ CCCD, không tải app lạ, không ấn link lạ nhưng tài khoản ngân hàng vẫn bị hack sạch tiền bởi lừa đảo? (18/07)
-
Vỉa hè Hà Nội tiếp tục bị lấn chiếm dù đang ra quân xử lý (18/07)
-
Ông Kim Sang-sik giỏi gì nhất? (18/07)
-
6 loại cây nhỏ xinh nên đặt ở bàn làm việc: Vừa đẹp vừa như “thuốc an thần”, giảm căng thẳng (18/07)
-
Xót xa cảnh Katy Perry kìm nén, cố không khóc giữa lúc chia tay Orlando Bloom (18/07)
Bài đọc nhiều




