Gia đình
17/12/2019 16:00Viêm ruột thừa - không nên chủ quan
Ruột thừa là một phần thuộc hệ tiêu hóa của con người, bình thường nằm ở đáy manh tràng, gần chỗ tiếp nối giữa ruột non và đại tràng bên phải. Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa. Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa (sỏi phân, phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc, dị vật, khối u của ruột thừa hoặc manh tràng) có thể là nguyên nhân gây viêm.
Lượng vi khuẩn nhân lên nhanh chóng do tắc nghẽn khiến ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, tràn mủ vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Trường hợp khác, viêm ruột thừa có thể bị giới hạn lại bởi các cơ quan lân cận và hình thành các ổ áp xe.

Việc xử trí muộn viêm ruột thừa thông thường do định hướng chẩn đoán sai, lạm dụng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí từ sự chủ quan của người bệnh hoặc nhân viên y tế.
Một số viêm ruột thừa để muộn dẫn đến áp xe hóa, người bệnh phải dẫn lưu ổ áp xe, đặt ống dẫn lưu đến khi hết dịch và mổ sau đó từ 3 - 6 tháng. Biến chứng do áp xe ruột thừa gây ra như dính ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc… Trong khi đó, nếu được tiếp cận chẩn đoán sớm và đúng, xử trí kịp thời thì tiên lượng tốt hơn nhiều.
Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có tiếp nhận một bệnh nhân nữ 70 tuổi, vào viện vì đau bụng ngày thứ 2. Khởi đầu, người bệnh đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi kèm rối loạn phân, không sốt, không đau hạ vị, có tiền sử bệnh lý đại tràng.
Trước đó, người bệnh đi khám tại một cơ sở khám bệnh và được kê thuốc chống co thắt, Paracetamol, PPI nhưng bệnh nhân chỉ đỡ ít, sau đó đau tăng dần hố chậu trái và hạ vị. Người bệnh dùng tăng thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn nhưng không đỡ.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ. Bệnh nhân đã được mổ cấp cứu, lau rửa ổ bụng, dùng kháng sinh và chỉ định ra viện. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Số liệu thống kê được đăng tải trên Pubmed vào tháng 8/2019 cho thấy hàng năm có gần 300.000 lượt bệnh nhân khám và nhập viện vì đau bụng có liên quan đến ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất từ 05 - 45 tuổi (trung bình 28 tuổi), tỷ lệ gặp 230/100.000 dân, thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.
Triệu trứng của viêm ruột thừa rất đa dạng, tùy thuộc vào thời gian khởi phát, vị trí giải phẫu ruột thừa,… và có thể nhầm lẫn với: Bệnh lý hệ tiêu hóa (đau bụng thượng vị, đau dọc khung đại tràng, chán ăn, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, có thể có sốt); Bệnh lý hệ tiết niệu; Các bệnh sản phụ khoa…
Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh viêm ruột thừa, thông thường ban đầu người bệnh sẽ đau vùng thượng vị sau đó lan xuống hố chậu trái rồi khu trú tại hố chậu phải (điểm McBurney).
Chính vì các triệu trứng có thể giống với bệnh lý khác nên định hướng chẩn đoán lâm sàng ban đầu rất quan trọng đối với điều trị viêm ruột thừa.
Theo Đức Trân (Đại Đoàn Kết)
Tin cùng chuyên mục








-
Nuôi con trai 15 năm, chồng "chết lặng" khi biết bố đứa trẻ lại là đồng nghiệp của vợ (20/07)
-
Giám đốc công an Quảng Ninh thông tin về vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
Luka Modric và khát vọng tuổi 40 (20/07)
-
Thị trường chứng khoán liệu có tái lập đỉnh lịch sử? (20/07)
-
Top xe bán tải bán chạy nhất thị trường Việt Nam tháng 6/2025: Nhiều mẫu tăng doanh số (20/07)
-
Hành trình khởi nghiệp "nghẹt thở" của CEO 9X tỷ đô từng bỏ học (20/07)
-
Chùm ảnh: Lực lượng chức năng xuyên đêm tiến hành lật tàu, nỗ lực tìm kiếm người gặp nạn còn mắc kẹt (20/07)
-
Messi thăng hoa rực rỡ, Inter Miami thắng trận "rửa mặt" (20/07)
-
Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Bão số 3 gây mưa lớn, trọng tâm khu vực nào? (20/07)
-
Ông Trump gây tranh cãi vì kể chuyện liên quan đến kẻ đánh bom khét tiếng ở Mỹ (20/07)
Bài đọc nhiều




