Gia đình
09/12/2022 16:21WHO cảnh báo nóng về 'siêu bệnh' tiến hóa thành không thuốc chữa
Theo thông cáo báo chí từ WHO chiều 9-12, lần đầu tiên báo cáo Hệ thống giám sát về sử dụng và kháng kháng sinh toàn cầu (GLASS) đưa ra dữ liệu thực tế và đáng báo động về tình trạng đề kháng ngày càng gia tăng của một loạt vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm trên thế giới đối với các kháng sinh thông dụng, từng rất hiệu quả trước đây.
Báo cáo dự trên dữ liệu từ 87 quốc gia, đưa ra các con số gây giật mình về một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện, nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm trùng đường sinh dục...

Cụ thể, hơn 50% các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng máu trong bệnh viện - bao gồm Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter spp - đã có biểu hiện kháng thuốc cao. 8% trường hợp nhiễm Klebsiella pneumoniae đã kháng cả biện pháp điều trị sau cùng là kháng sinh carbapenems.
Nhiễm trùng máu có tỉ lệ tử vong rất cao, điều trị vô cùng khó khăn, vì vậy tình trạng kháng thuốc càng khiến bệnh nhân thêm nguy ngập, làm tăng gánh nặng chi phí y tế.
Biểu hiện kháng thuốc này cũng thể hiện ở hơn 60% trường hợp nhiễm lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoea. Đây là vấn đề được nhiều quốc gia cảnh báo trong vài năm qua - tạo nên một tình trạng gọi là "siêu bệnh lậu", khiến căn bệnh đã từ lâu được cho là khá dễ kiểm soát trở nên cực kỳ khó chữa.
Ngay cả một vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa phổ biến cũng thể hiện xu hướng này, ví dụ 20% E.coli phân lập đã trở nên đề kháng với cả 2 loại kháng sinh được sử dụng như biện pháp điều trị thứ nhất và thứ hai.
Một trong những vi khuẩn được nhắc đến nhiều nhất gần đây cho mức độ phổ biến, có thể gây nhiều dạng nhiễm trùng từ đường tiêu hóa, da cho đến nhiễm trùng máu... là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) cũng đi theo xu hướng này, với mức độ kháng kháng sinh khoảng 35%.
Báo cáo về tình trạng sử dụng kháng sinh cũng cho thấy chỉ 65% các quốc gia được báo cáo cho biết đạt được mục tiêu là ít nhất 60% kháng sinh được sử dụng là thuộc nhóm "ACCESS" - nguy cơ gây kháng kháng sinh thấp.
"Kháng kháng sinh làm suy yếu nền y học hiện đại và khiến hàng triệu sinh mạng gặp nguy hiểm. Để thực sự hiểu được mức độ của mối đe dọa toàn cầu và đưa ra phản ứng sức khỏe cộng đồng hiệu quả, chúng ta phải mở rộng quy mô xét nghiệm vi sinh và cung cấp dữ liệu chất lượng trên tất cả các quốc gia" - Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.
Theo Anh Thư (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Trà sữa Chagee Việt Nam bị xử phạt 60 triệu đồng (18/07)
-
Ukraine có nữ Thủ tướng mới và tân đặc phái viên tại Mỹ (18/07)
-
Bão Wipha hình thành áp sát Biển Đông, miền Bắc sắp hứng đợt mưa rất lớn (18/07)
-
"Mong Sol tự hào và hạnh phúc nhất", nhưng điều Jack và Thiên An đang làm thì... ngược lại! (18/07)
-
Mẹ bầu hoảng loạn vì bị kẻ cướp đe dọa giết cả nhà nếu báo công an (18/07)
-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
-
Cảnh báo 7 loại hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại (18/07)
-
Tuyển Indonesia rơi vào “bảng tử thần”, giấc mơ World Cup đứng trước nguy cơ tan vỡ (18/07)
Bài đọc nhiều




