Gia đình
13/03/2015 10:34Xử trí thế nào khi bị dị ứng thức ăn?
Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Những dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ nhất là dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng...
Trả lời:
![]() |
Hải sản là nhóm thực phẩm rất dễ gây dị ứng thức ăn. Hình minh họa. |
Đây là một dạng phản ứng miễn dịch của cơ thể, do vậy chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh. Hiện nay, việc điều trị dị ứng thức ăn chủ yếu nhằm mục đích chấm dứt các triệu chứng dị ứng và chống các phản ứng phản vệ. Các thuốc thường được dùng là epiephrin, kháng histamin, thuốc chống co thắt phế quản và corticoid.
Epiephrin có vai trò nâng huyết áp, chống suy tim trụy mạch cấp. Thuốc phải được dùng sớm bởi nếu dùng muộn dễ dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản vệ 2 pha và làm tăng tỷ lệ tử vong. Nhóm kháng histamine có tác dụng nhanh nhằm loại trừ nhanh nhất các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, nhóm này có khá nhiều loại thuốc và thường không được dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi và thận trọng đối với những người có chức năng gan, thận suy giảm. Đa phần người bị dị ứng thức ăn, đặc biệt ở người có bệnh hen thì bị co thắt phế quản hoặc lên cơn hen. Thông thường phải dùng thuốc chủ vận beta-2 dạng hít hoặc thuốc có kết hợp với corticoid dạng hít để giúp phế quản giãn nhanh. Corticoid được dùng để giảm cơn co thắt và dự phòng phản ứng phản vệ muộn.
Trên đây là một số thuốc được sử dụng nhằm xử lý triệu chứng của dị ứng thức ăn. Nhưng quan trọng nhất là phải xử trí tại nhà cho bệnh nhân trước khi tình trạng trở nên xấu đi. Trước hết, đối với những người có tiền sử dị ứng, cần phải loại trừ ngay các loại thức ăn gây dị ứng - đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Còn sau khi ăn mà có các dấu hiệu bị dị ứng thức ăn, cần sơ cứu bằng cách chườm đắp nước ấm, uống nhiều nước, uống thuốc kháng histamin và đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế để được khám bệnh. Với những bệnh nhân bị sốc phản vệ và nguy cơ đe dọa tính mạng (nghẹt thở, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, vã mồ hôi, mất tri giác...) thì cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Với dị ứng thức ăn nặng thì việc điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao.
Với riêng trường hợp của con bạn, vì cháu còn nhỏ và cần phải bổ sung đa dạng các loại thức ăn, do đó bạn nên đưa con đến trung tâm dinh dưỡng và chia sẻ rõ với bác sĩ về tình trạng bệnh của con mình, các loại thức ăn nào đã bị dị ứng, loại nào chưa ăn bao giờ... Tại đó, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sẽ có lời khuyên giúp bạn.
Theo ThS. Nguyễn Thu Hiền (Sức Khỏe & Đời Sống)
Tin cùng chuyên mục








-
Hạt sạn ngớ ngẩn ở phim Việt giờ vàng, ai học ngành Y thấy sẽ 'tự ái' vô cùng (04/07)
-
Sự thật gây sốc đằng sau những chuyến xe chở đá lạnh vào quán giải khát: Quy trình sản xuất lạnh gáy! (04/07)
-
Vụ nữ diễn viên 18+ bị điều tra bán dâm cho sao nam gen Z: 'Chúng tôi chưa từng đụng chạm, có lẽ âm mưu thực sự là…' (04/07)
-
AFC ra thông báo bất ngờ về tin đồn Malaysia bị xử thua trận gặp tuyển Việt Nam (04/07)
-
Cô dâu đẹp khủng khiếp đang khiến MXH dậy sóng: Gương mặt hoàn mỹ đến từng milimet, netizen mắt ngắm tay lưu ảnh lia lịa (04/07)
-
Mặt hàng của Việt Nam 'làm mưa làm gió' ở một quốc gia giàu có, tăng trưởng 69 lần (04/07)
-
Cựu sao Arsenal bị truy tố tội hiếp dâm, tấn công tình dục (04/07)
-
Người phụ nữ trèo lên dây điện ở TPHCM đã tử vong (04/07)
-
Nhiều ô tô va chạm liên hoàn trước vòng xoay chợ đêm Đà Lạt (04/07)
-
Du khách 'tố' bị 'chặt chém' ăn 5 suất bún, cháo hết 810.000 đồng ở Bãi Cháy (04/07)
Bài đọc nhiều




