Kinh tế
16/07/2019 13:34Dùng tiền mặt mua nhà đất từ 300 triệu trở lên bị kiểm soát
Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 1590/BXD-QLN gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Theo đó, các Sở Xây dựng phải yêu cầu các sàn, môi giới lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ hoặc giao dịch tiền mặt có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) và Cục Phòng, Chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước).
Cụ thể, Bộ Xây dựng yêu cầu các Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản... đang hoạt động tại địa phương.
Đồng thời, yêu cầu các đơn vị này thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng; rà soát các giao dịch, khách hàng; áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng, chống rửa tiền…
Các đơn vị báo cáo phải ban hành và thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; Rà soát cập nhật quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố; Gửi quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của đơn vị về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 01-8 để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát", văn bản nêu rõ..
Mới đây, theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017 do NHNN công bố, lĩnh vực ngân hàng, bất động sản bị xếp vào lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền cao.
Cũng theo báo cáo của NHNN, lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn; giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch nên rất khó cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.
Đối với các vụ đại án về tham ô thời gian qua cũng như các vụ đánh bạc ngàn tỉ đồng, trong số các tài sản thu được đều liên quan đến tài sản là bất động sản.
Để rửa tiền, các tội phạm thường nhờ người thân mua, chuyển nhượng hoặc cho, tặng bất động sản. Báo cáo đã đưa ra kết luận nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là cao.
Theo T.Linh (Pháp Luật TPHCM)
Tin cùng chuyên mục








-
Dự báo điểm chuẩn chi tiết từng ngành vào Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 (18/07)
-
Tổn thất của Nga và Ukraine sau hơn 3 năm xung đột (18/07)
-
MU tăng giá Mbeumo lên 70 triệu bảng, "bom tấn" sắp nổ (18/07)
-
Á khoa khối C00 ở Thanh Hóa có mẹ làm ruộng, bố là công nhân (18/07)
-
"Dịu dàng màu nắng" tập 34: Tuyết sốc nặng vì bị bà Hà nắn gân (18/07)
-
Từ vụ giảng viên lái xe tông liên hoàn ở Hà Nội, "ma men" vẫn lẩn khuất sau vô lăng (18/07)
-
Bi kịch của những người học giỏi trường top vẫn thất nghiệp, đành học thạc sĩ (18/07)
-
Dự báo thời tiết 18/7/2025: Miền Bắc nắng nóng hầm hập, sắp mưa lớn dữ dội (18/07)
-
CSGT Hà Nội hóa trang "chỉ điểm" tài xế rời quán nhậu, 30 phút xử lý 10 "ma men" (18/07)
-
Trà sữa Chagee Việt Nam bị xử phạt 60 triệu đồng (18/07)
Bài đọc nhiều




