Lối Sống
08/02/2024 10:22Loại lá đặc trưng của dịp Tết, nhiều người dùng không hết vứt đi hóa ra là 'thuốc' giải rượu, bảo vệ gan
Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội cho biết, vào ngày Tết lá dong thường được dùng để gói bánh chưng. Những phần lá, cuống lá thừa, mọi người hay bỏ đi. Lương y Sáng cho hay những phần lá đó có thể được dùng để làm các bài thuốc điều trị bệnh và nâng cao sức khoẻ, nếu vứt đi sẽ rất lãng phí.
Lá dong có nhiều tên gọi khác nhau như: vây lùn, dong, dong gói bánh, dong lá. Cây lá dong có tên khoa học là Phrynium parviflorum, họ hoàng tinh (Marantaceae). Lá dong phát triển mạnh ở những vùng đất ẩm ướt và có bóng râm. Cây phân bố nhiều ở Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Myanmar, Indonesia và Việt Nam.
Ở nước ta, lá dong được trồng để gói bánh chưng là chủ yếu. Ít người trồng cây để làm thuốc.
Lá dong được thu hái quanh năm, nhưng thời điểm thu hái nhiều nhất là vào thời điểm gần Tết. Lá dong nếu dùng làm thuốc thường dùng lá tươi.
Theo lương y Sáng, hiện nay các nghiên cứu về thành phần hóa học của lá dong còn nhiều hạn chế. Việc dùng lá dong chữa bệnh thường dựa vào các kinh nghiệm dân gian như: tác dụng lợi niệu, chỉ huyết, giải độc, lương huyết, làm se và thanh nhiệt.

Lương y Sáng cho hay, lá dong theo y học cổ truyền có vị ngọt, tính hơi hàn. Dược liệu quy vào kinh Can. Trong nhân dân, lá dong thường được dùng để giải ngộ độc rượu, trị lở loét miệng, men gan cao, suy nhược và cầm máu vết thương.
Ngoài ra, rễ của cây còn có tác dụng chữa lỵ, tiểu tiện đỏ, đau, sưng gan.
Một số bài thuốc hay có sử dụng lá dong
- Bài thuốc chữa ngộ độc: Đọt lá dong non 50g đem rửa sạch, để ráo rồi giã nát và thêm nước vào, gạn uống. Thực hiện 2 - 3 lần giúp giải độc hiệu quả.

- Bài thuốc giúp giải rượu, chữa ngộ độc rượu và say rượu: Lá dong 100-200g ngâm rửa với nước muối, sau đó giã nát và vắt lấy nước uống.
- Bài thuốc trị rắn cắn: Lá dong non lượng tuỳ dùng, nhai nuốt nước rồi lấy bã đắp lên vết rắn cắn. Ngay sau khi sơ cứu, nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
- Bài thuốc chữa vết thương chảy máu: Lá dong 100g rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương rồi dùng băng cố định lại.
- Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa và đi ngoài nhiều lần: Lá dong khô lượng đủ dùng, đốt tồn tính, mỗi lần dùng 20g uống với nước sôi để nguội. Ngày thực hiện từ 2 - 3 lần.
- Bài thuốc chữa hen suyễn: Phần thân chính (gốc) của cây lá dong thái thành lát mỏng, sau đó sao vàng hạ thổ và sắc uống vài lần thì cơn hen sẽ dứt.
Lương y Bùi Đắc Sáng lưu ý lá dong không đơn thuần được sử dụng để gói bánh và tạo màu cho món ăn mà còn có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, phần lớn bài thuốc từ lá dong chỉ được lưu truyền trong dân gian nên tác dụng và mức độ cải thiện lâm sàng vẫn chưa được xác định. Để tránh tình trạng thực hiện các bài thuốc không có hiệu quả, khi dùng nên tham vấn người có chuyên môn trước khi áp dụng.
Theo Ngọc Minh (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Chủ tịch Taobao ngoại tình với người mẫu đắt giá 10.000 tỷ, chuyện bại lộ vì tiểu tam "không biết điều" (19/07)
-
Người thứ tư trên thế giới nhận Huân chương Đại sứ thiện chí là một nhà sư Việt (19/07)
-
Phương Mỹ Chi vào Chung kết “Sing! Asia 2025” (18/07)
-
Truy nã phạm nhân dọa giết người trốn khỏi Trại giam Yên Hạ (18/07)
-
Sẽ ra mắt kênh truyền hình đối ngoại quốc gia “Vietnam Today” vào dịp Quốc khánh 2/9/2025 (18/07)
-
2 tháng nữa 2 con giáp sẽ bước vào giai đoạn huy hoàng, giàu có dư dả, 1 con giáp lại cần thận trọng (18/07)
-
Tuyên án 35 bị cáo trong vụ hỗn chiến khiến 3 thanh niên tử vong ở đường Láng (18/07)
-
Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ cạo trọc đầu (18/07)
-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
Bài đọc nhiều




