Thế giới
11/06/2023 09:23Gia đình gây tranh cãi khi giấu tin mẹ mất để nam sinh yên tâm tham gia kỳ thi quan trọng

Đoạn video trực tuyến được quay vào tháng 5 ghi lại đoạn hội thoại của một bác sĩ nói chuyện với người thân của một nữ bệnh nhân sắp qua đờivà được lan truyền hôm 6/6 vừa qua, một ngày trước kỳ thi Cao Khảo (kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc), SCMP đưa tin.
Trong video, được ghi lại vào tháng 5, Lý Ánh (Li Ying), một bác bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Thâm Quyến, khuyên gia đình của người phụ nữ nên báo tin cho cậu con trai duy nhất rằng mẹ em sắp qua đời để em có thể "gặp mẹ lần cuối".
"Nếu thằng bé muốn nói lời tiễn biệt với mẹ, mọi người không thể giấu đi sự thật. Nếu không, cậu ấy có thể phải chịu đựng nỗi đau mất mát trong một thời gian dài. Nếu sợ thông tin này khiến cậu bé mất tập trung cho kỳ thi Cao Khảo, cậu bé có thể thi lại vào năm sau", Li nói.

Tuy nhiên, lời khuyên của bác sĩ cũng đã tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự hoài nghi liệu có ai đó thậm chí cân nhắc ưu tiên một kỳ thi hơn quyền của một đứa trẻ được gặp người mẹ đang hấp hối của chúng.
"Tôi không hiểu tại sao mọi người lại nghĩ Cao Khảo quan trọng hơn việc nhìn thấy một người mẹ đang hấp hối lần cuối của mình", một người bình luận.
“Nếu có bất kỳ lo lắng nào về việc tin tức có thể khiến con trai mất tập trung vào kỳ thi, thì tôi chỉ có thể nói rằng hệ thống giáo dục của chúng ta đã thất bại hoàn toàn”, một người khác bình luận.
SCMP cho biết, tại Trung Quốc, việc nhiều gia đình giấu sĩ tử về tình trạng sức khỏe xấu của người thân trong mùa thi Cao Khảo nhằm tránh gây tác động tiêu cực đến thành tích thi cử không phải là chuyện hiếm.
Trước đó, vào năm 2021, sau khi làm bài thi, một thí sinh đến từ miền Trung Trung Quốc cũng mới được người nhà báo tin bố em đã mất tỉnh trong một vụ tai nạn.
Được tổ chức lần đầu năm 1952 và nối lại vào năm 1977, Cao Khảo được coi là kỳ thi cạnh tranh nhất Trung Quốc, phần nào quyết định tương lai của hầu hết học sinh trung học ở quốc gia tỷ dân này.

Chỉ 1,62% trong số 11,93 triệu thí sinh lọt vào top 39 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, được gọi là “985” vào năm 2022, theo gaosan.com, một cổng thông tin điện tử chuyên cung cấp thông tin về kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia.
Sự cạnh tranh của kỳ thi khốc liệt đến mức một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc đã so sánh nó với “hàng nghìn binh mã qua một cây cầu gỗ”.
Năm 2023, số thí sinh tham dự kỳ thi này ước tính là 12,91 triệu người, cao nhất kể từ năm 2010. Đây cũng là kỳ thi đầu tiên sau khi nước này nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Cao Khảo được coi là rất quan trọng đối với tương lai của một người đến nỗi một số thí sinh thi đi thi lại năm này qua năm khác để có thể được nhận vào ngôi trường mơ ước.
Một trong những thí sinh nổi tiếng trong việc thi lại nhiều lần là Lương Thị (Liang Shi) (56 tuổi, tỉnh Tứ Xuyên). Năm nay là lần thứ 27 Lương tham dự Cao Khảo. Nói với Jiupai News, ông cho biết việc vào được các trường đại học hàng đầu đã trở thành "hy vọng để cuộc sống của ông phụ thuộc vào".
QT (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Hố "tử thần" tại Phú Thọ, đổ 50 khối đất vẫn chưa đầy (09/07)
-
Tấm băng từ HLV Kim Sang-sik & linh hồn tuyển Việt Nam trước giải Đông Nam Á (09/07)
-
Gia đình Samsung bán biệt thự ở Seoul để nộp tiền thuế thừa kế (09/07)
-
Xác lợn xuất hiện trên nhiều kênh, mương ở Thanh Hóa (09/07)
-
Chùm ảnh: Dàn nam thanh nữ tú thi tuyển vào ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội 2025 (09/07)
-
Thấy tin nhắn này, điện thoại của bạn có thể đang bị theo dõi (09/07)
-
Cô dâu mới cưới bị sét đánh tử vong khi đang tạo dáng để chụp ảnh (09/07)
-
Kẻ bị truy nã trốn sang Campuchia xin về đầu thú để được hưởng khoan hồng (09/07)
-
5 SỰ THẬT rúng động được phơi bày sau vụ “Hồng tỷ Nam Kinh” giả gái hẹn hò gần 1700 đàn ông - Hội chị em xin đừng mất niềm tin vào đàn ông! (09/07)
-
Diễn viên "lùn nhất" Việt Nam đáp trả khi bị nói ăn bám chồng Tây, không biết làm nghề gì (09/07)
Bài đọc nhiều




