Thế giới
09/06/2020 09:05Lãnh đạo đảng Dân Chủ quỳ gối gần 9 phút tưởng niệm George Floyd
Dự luật "Công lý trong Hoạt động Cảnh sát 2020" được đưa ra nhằm đề cao minh bạch, hạn chế việc cảnh sát sử dụng vũ lực sau khi George Floyd tử vong trong lúc bị cảnh sát thành phố Minneapolis khống chế hôm 25/05, dẫn tới biểu tình nổ ra trên toàn nước Mỹ.
"Sự hy sinh của George Floyd khiến nước Mỹ trải qua một khoảnh khắc đau đớn, chúng ta tiếc thương những người Mỹ da đen bị cảnh sát giết chết bằng vũ lực," chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói trong buổi họp báo hôm 08/06.
"Tại Thượng viện, các thành viên đảng Dân Chủ sẽ nỗ lực hết mình để biến dự luật này thành hiện thực," lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schummer nói.

Pelosi cho biết bà không ủng hộ bãi bỏ lực lượng cảnh sát, một đề xuất được nhiều chính trị gia đảng Dân Chủ ủng hộ sau khi nhiều cuộc biểu tình nổ ra trong thời gian gần đây. Tuy vậy bà sẽ ủng hộ "cân bằng việc cấp ngân sách" để những vấn đề như sức khỏe tâm thần sẽ được giải quyết "một cách trực tiếp hơn".
"Chúng tôi muốn làm việc cùng các sở cảnh sát," bà Pelosi nhấn mạnh.
Dự luật "Công lý trong Hoạt động Cảnh sát 2020" đề xuất cải cách sâu rộng lực lượng thực thi pháp luật Mỹ, bao gồm theo dõi các sĩ quan cảnh sát "có vấn đề" thông qua cơ sở dữ liệu cấp quốc gia và hạn chế các quyền miễn trừ hiện đang giúp cảnh sát tránh rắc rối pháp lý tại tòa án.
Những "quyền miễn trừ có điều kiện" này sẽ bảo vệ cảnh sát khỏi việc bị các cá nhân kiện ra tòa đòi bồi thường "khi sĩ quan thực thi pháp luật vi phạm các quyền được quy định trong hiến pháp".
Đa số thành viên Hội đồng Thành phố Minneapolis cuối tuần trước cam kết sẽ xóa bỏ lực lượng cảnh sát. Tại thủ đô Washington DC, các nhà hoạt động không hài lòng khi thị trưởng Muriel Bowser sơn dòng chữ "Sinh mạng người da đen quan trọng" ở tuyến đường bên ngoài Nhà Trắng, bởi bà Bowser vốn ủng hộ tăng ngân sách cho cảnh sát. Một số nhà hoạt động đã sơn thêm dòng chữ "Cắt ngân sách cho cảnh sát" bên cạnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích việc cảnh sát gây ra cái chết của George Floyd, tuy vậy ông cũng không hài lòng khi các lãnh đạo địa phương không mạnh tay trấn áp người biểu tình có xu hướng bạo lực, hôi của và phá hoại. Bên cạnh đó, ông cũng phản đối việc cắt giảm ngân sách cho cảnh sát, khẳng định trên twitter rằng ông muốn "luật pháp và trật tự".
Chủ tịch Hạ viện Pelosi gọi dự luật là "bước đi đầu tiên". Dự luật cấm siết cổ nghi phạm, cấm cảnh sát thực hiện các vụ truy quét mà không gõ cửa khi thực hiện các vụ bắt giữ liên quan tới ma túy.
Một vụ truy quét không gõ cửa được cho là dẫn tới cái chết của Breonna Taylor, một phụ nữ gốc phi 26 tuổi tại Kentucky, hồi tháng 03 vừa qua, gây ra làm sóng phản đối khắp nước Mỹ.
Bên cạnh đó, dự luật cũng cấm các chính sách phòng chống tội phạm dựa trên chủng tộc, yêu cầu cảnh sát thắt chặt việc gắn camera trên người, đồng thời giới hạn chuyển giao các loại vũ khí quân dụng cho các địa phương.
Đan Anh (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
-
Có nên tắt điều hòa khi ra ngoài 30 phút? Tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời (18/07)
-
Chuyện tình của nam nghệ sĩ đình đám và vợ 2 trẻ đẹp, kém 37 tuổi, có 1 con riêng (18/07)
-
Bão Wipha có nhiều nét tương đồng Yagi, đổ bộ với cấp độ mạnh (18/07)
-
Clip rước dâu chỉ mất 30 giây ở Bắc Ninh: Bố mẹ sút 3kg khi biết tin con gái yêu anh hàng xóm (18/07)
-
Tin mới về đợt mưa to đến rất to, kéo dài nhiều ngày liên tiếp ở miền Bắc (18/07)
-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
-
Hưng Yên: Cháy lớn ở di tích quốc gia chùa Báo Quốc (18/07)
Bài đọc nhiều




