Thế giới
31/12/2023 11:11Moscow: Mỹ mở mặt trận thứ hai chống Nga
Bình luận của ông Galuzin được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Washington hiện vẫn thúc đẩy hỗ trợ Kiev xung đột với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti hôm 30/12, nhà ngoại giao cấp cao của Nga đã nói về căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan ngày càng gia tăng trong hoàn cảnh tình trạng bế tắc kéo dài hàng thập kỷ về khu vực ly khai Nagorno-Karabakh. Nước cộng hòa tự xưng đã chính thức bị giải thể vào tháng 9 sau một chiến dịch quân sự quy mô lớn thành công của Azerbaijan tại vùng đất chủ yếu là người Armenia.

Ông Galuzin lưu ý rằng hiệp ước hòa bình để chấm dứt xung đột đã có từ đầu những năm 1990. Hiệp ước có hiệu lực hay không là tùy thuộc vào hai nước. Tuy nhiên, ông ra hiệu rằng Nga “không thể thờ ơ với những gì đang xảy ra ở Nam Caucasus”, đồng thời nhắc lại Moscow có mối quan hệ văn hóa và lịch sử rất chặt chẽ với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài vào đó.
Nhà ngoại giao này nhấn mạnh rằng chỉ các nước trong khu vực mới có thể xác định được tương lai của mình, đồng thời cho rằng không có thế lực bên ngoài nào có thể mang lại hòa bình và ổn định ở khu vực đó.
“Việc đặt cược vào sự trợ giúp ‘kỳ diệu’ của phương Tây là ảo tưởng và nguy hiểm,” thứ trưởng Galuzin nói, đồng thời lưu ý rằng sự can thiệp của phương Tây vào Iraq, Afghanistan, Libya, Syria, Ukraine và Kosovo chỉ mang lại sự tàn phá và đau khổ.
“Mô hình rất đơn giản: đầu tiên, họ can thiệp vào đâu đó dưới chiêu bài những khẩu hiệu hay và tàn phá. Và khi mọi chuyện nóng lên, họ bỏ chạy, bỏ lại mặt đất cháy xém phía sau,” ông nói.
Nagorno-Karabakh đã rời khỏi sự quản lý của Azerbaijan vào đầu những năm 1990. Những thập kỷ tiếp theo được đánh dấu bằng hai cuộc chiến tranh lớn và giao tranh không liên tục giữa người Azerbaijan và người Armenia.
Trong những tháng gần đây, mối quan hệ giữa Nga và Armenia, vốn vẫn là đồng minh của Moscow trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), đã trở nên xấu đi khi Armenia theo đuổi mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ, bao gồm cả việc tổ chức các cuộc tập trận chung.
Sau khi Azerbaijan giành lại quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh, phía Armenia cáo buộc lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã không bảo vệ được người dân tộc Armenia ở vùng đất này. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết quân đội Moscow chỉ có thể tuân thủ lệnh ngừng bắn trong khu vực.
Theo Thái An (Vov.vn)

Tin cùng chuyên mục








-
Chủ tịch Taobao ngoại tình với người mẫu đắt giá 10.000 tỷ, chuyện bại lộ vì tiểu tam "không biết điều" (19/07)
-
Người thứ tư trên thế giới nhận Huân chương Đại sứ thiện chí là một nhà sư Việt (19/07)
-
Phương Mỹ Chi vào Chung kết “Sing! Asia 2025” (18/07)
-
Truy nã phạm nhân dọa giết người trốn khỏi Trại giam Yên Hạ (18/07)
-
Sẽ ra mắt kênh truyền hình đối ngoại quốc gia “Vietnam Today” vào dịp Quốc khánh 2/9/2025 (18/07)
-
2 tháng nữa 2 con giáp sẽ bước vào giai đoạn huy hoàng, giàu có dư dả, 1 con giáp lại cần thận trọng (18/07)
-
Tuyên án 35 bị cáo trong vụ hỗn chiến khiến 3 thanh niên tử vong ở đường Láng (18/07)
-
Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ cạo trọc đầu (18/07)
-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
Bài đọc nhiều




