Thế giới
15/09/2015 10:36Việt Nam có thể mua tiêm kích EF-2000 với giá... 35 triệu Euro?
Mua lại tiêm kích Eurofighter Typhoon (EF-2000) đã qua sử dụng từ châu Âu có thể là giải pháp tình thế phù hợp trong hoàn cảnh Việt Nam đang rất thiếu tiêm kích đánh chặn hiện đại.
Mua lại tiêm kích Eurofighter Typhoon (EF-2000) đã qua sử dụng từ châu Âu có thể là giải pháp tình thế phù hợp trong hoàn cảnh Việt Nam đang rất thiếu tiêm kích đánh chặn hiện đại.
Như đã từng đề cập trước đó, vào tháng 6 năm nay, hãng tin Anh Reuters cung cấp thông tin về việc Việt Nam đang có các cuộc tiếp xúc với nhiều đối tác phương Tây để tìm một ứng viên tiêm kích nhẹ nhằm thay thế MiG-21 đã ngừng hoạt động.
Reuters chỉ ra hai loại tiêm kích châu Âu có nhiều khả năng giành chiến thắng nhất là JAS-39 Gripen và đặc biệt là ứng viên sáng giá Eurofighter Typhoon (EF-2000).
![]() |
Tiêm kích Eurofighter Typhoon |
Mặc dù vậy, khả năng tiêm kích Eurofighter Typhoon sẽ sớm có mặt trong biên chế Không quân Việt Nam được đánh giá là khá thấp vì tồn tại một số vướng mắc như vấn đề đào tạo phi công, liên kết với các vũ khí hệ Nga... trong đó rào cản lớn nhất là đơn giá quá cao, lên đến 120 triệu Euro/chiếc.
Tuy nhiên sau khi MiG-21 chính thức nghỉ hưu, Việt Nam đang rất thiếu tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ, khoảng trống mênh mông do MiG-21 để lại Su-22 chưa thể đảm đương được, còn nếu dùng Su-27/30 thì không thật sự hợp lý.
Hiện tại đối tác truyền thống là Nga không còn sản xuất tiêm kích hạng nhẹ đúng nghĩa nữa, những chiếc MiG-29 thế hệ thứ hai vẫn chưa chứng tỏ được là chiến đấu cơ đáng tin cậy sau khi thất bại liên tiếp trong các cuộc đấu thầu quốc tế.
Nếu Việt Nam vẫn đánh giá rằng hiện tại không có tiêm kích hạng nhẹ nào phù hợp hơn máy bay do châu Âu sản xuất thì chúng ta có thể tính đến một giải pháp tình thế là mua lại tiêm kích Eurofighter Typhoon đã qua sử dụng.
![]() |
Su-30K - Tiêm kích "secondhand" lỡ hẹn với Không quân Việt Nam |
Trong quá khứ, Việt Nam cũng đã từng có ý định mua lại máy bay chiến đấu theo dạng "secondhand", có thể kể ra đây một vài ví dụ như việc quan tâm đến Su-27 cũ của Belarus hay gần nhất là lô 18 tiêm kích Su-30K của Không quân Ấn Độ.
Những thương vụ trên không thành công đều vì một lý do duy nhất: chi phí quá cao so với hiệu năng khai thác.
Cụ thể, những chiếc Su-30K của Ấn Độ sau khi sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN có giá khoảng 45 triệu USD, đắt gần bằng Su-30MK2 mới trong khi dự trữ thời gian hoạt động còn lại quá thấp.
Su-30K cũng như Su-27 đời đầu có tuổi thọ khung thân chỉ vào khoảng 2.000 giờ bay, sau 10 năm bị Không quân Ấn Độ khai thác theo hình thức "Dùng như phá", nếu mua lại kể cả đã qua đại tu thì cũng khó có thể sử dụng thêm trên 10 năm.
Trong khi đó máy bay chiến đấu phương Tây đều có tuổi thọ khung thân không dưới 6.000 giờ bay, lại được hưởng chế độ bảo trì bảo dưỡng nghiêm ngặt với nguồn phụ tùng chính hãng, nên hệ số kỹ thuật của chúng còn gần như mới.
Hiện tại một số nước châu Âu do gặp khó khăn về tài chính hoặc muốn nâng cấp không quân bằng tiêm kích thế hệ 5 F-35A nên đã rao bán các máy bay EF-2000 đã qua sử dụng của mình.
Cụ thể, Đức và Italia đã chào bán cho không quân Bulgaria tiêm kích Eurofighter Typhoon với giá chỉ 35 triệu Euro, trước đó Anh cũng được cho là đã có những cuộc đàm phán với Indonesia để chuyển giao máy bay EF-2000 đã qua sử dụng.
Nếu Việt Nam đàm phán mua lại được những tiêm kích Eurofighter Typhoon cũ của các nước châu Âu trên thì đây có thể được coi là giải pháp tình thế phù hợp trong hoàn cảnh chúng ta đang rất thiếu tiêm kích đánh chặn hiện đại.
Với đơn giá chỉ 35 triệu Euro/chiếc và thời hạn sử dụng tiếp có thể lên tới 20 năm hoặc hơn, tiêm kích EF-2000 chắc chắn sẽ không bị đánh trượt như Su-30K nếu Việt Nam thực sự có ý định mua máy bay secondhand để tạm lấp khoảng trống do MiG-21 để lại.
>> Ảnh ấn tượng tiêm kích Typhoon Việt Nam muốn mua
Theo Bạch Dương (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)
Tin cùng chuyên mục

Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà
(19/07)

Giám đốc tình báo Mỹ muốn truy tố ông Obama vì cuộc bầu cử năm 2016
(19/07)

Bão Wipha lao thẳng Philippines khiến gần 100.000 người ảnh hưởng, Hong Kong dự kiến nâng mức cảnh báo
(19/07)

Thực hư vụ "nhân viên bị đuổi việc vì đặt vé xem concert cho CEO và giám đốc nhân sự"
(19/07)

Phát hiện mới gây sốc về “loài người siêu nhân” ở Israel
(19/07)

Nữ giám đốc bị bắt quả tang ngoại tình giữa concert: Đã qua 2 lần đò, chồng hợp pháp cũng là một CEO khác
(19/07)

Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa
(19/07)

Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ
(19/07)
Tin mới nhất
-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều

Lời khai lạnh lùng của kẻ bắn lén gây tử vong một người đang trong nhà

Bão số 3 đổ bộ Biển Đông: 5 tỉnh, thành phố sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất!

Sau loạt tiếng nổ vang trời, kho xưởng ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt

Chủ tịch Taobao ngoại tình với người mẫu đắt giá 10.000 tỷ, chuyện bại lộ vì tiểu tam "không biết điều"

Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng