Đời sống
13/07/2025 21:25Lập trình viên quê Phú Thọ suy thận nặng, 2 quả thận lúc nhúc hàng trăm viên sỏi: Bác sĩ tóm gọn bằng 6 chữ ‘chí mạng’
Khi hình ảnh chụp CT hiện lên màn hình, bác sĩ Mai Văn Lực (Khoa Phẫu thuật Thận - Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E) không giấu nổi sự ngỡ ngàng. Hai quả thận của bệnh nhân nam, 35 tuổi, gần như bị phủ kín bởi hàng trăm viên sỏi nhỏ li ti. “Sỏi chen chúc, dày đặc như những hạt bắp ngô ép chặt nhau”, bác sĩ Lực mô tả sau ca thăm khám ngày 9/7.
Bệnh nhân là một kỹ sư công nghệ thông tin sống tại Phú Thọ. Anh có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: thường xuyên thức khuya, uống nước ngọt thay vì nước lọc và hầu như không vận động. Hai năm trước, người này đã từng được phát hiện có sỏi ở cả hai thận sau khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiểu buốt. Tuy nhiên, anh chủ quan, không điều trị dứt điểm và tiếp tục duy trì lối sống cũ.
Gần đây, khi tình trạng mệt mỏi kéo dài, anh đến bệnh viện kiểm tra và được chẩn đoán suy thận nặng do sỏi tích tụ quá nhiều. Tại cơ sở y tế tuyến dưới, các bác sĩ từ chối phẫu thuật vì tình trạng quá phức tạp, buộc anh phải chuyển đến Bệnh viện E.
Theo bác sĩ Lực, chính lối sống “ngồi nhiều, uống ít, thức khuya” đã khiến hai quả thận của người đàn ông còn rất trẻ bị tàn phá nặng nề. “Ngồi nhiều khiến cặn bã khó đào thải, thức khuya phá vỡ chu kỳ lọc máu, còn việc uống nước ngọt thay cho nước lọc khiến nước tiểu đậm đặc - môi trường lý tưởng để sỏi kết tinh”, bác sĩ lý giải.
Trong ca can thiệp sau đó, các bác sĩ đã tiến hành tán sỏi và lấy ra hàng trăm viên sỏi nhỏ li ti từ thận bệnh nhân. Trường hợp này được xem là hồi chuông cảnh báo cho giới văn phòng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, về hậu quả âm thầm nhưng nguy hiểm của thói quen sinh hoạt thiếu khoa học kéo dài.
Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân.
Một ca bệnh ám ảnh khác
Ca bệnh của nam kỹ sư công nghệ thông tin không phải là trường hợp hiếm gặp. Bác sĩ Mai Văn Lực từng tiếp nhận một ca bệnh gây ám ảnh: nữ sinh 18 tuổi với quả thận viêm nặng, niệu quản bị tắc do sỏi, mô thận gần như “hóa đá”. Cô gái nhập viện trong tình trạng đau dữ dội vùng thắt lưng kèm theo buồn nôn. Kết quả kiểm tra cho thấy thận bị tổn thương nghiêm trọng do dòng nước tiểu bị ứ trệ vì sỏi chặn ngang niệu quản.
Trước đó, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lý đáng kể. Tuy nhiên, theo lời kể của gia đình, cô có thói quen ăn mì tôm thay cơm suốt thời gian dài, gần như “nghiện” trà sữa, ít uống nước và hầu như không vận động.
“Đây là một tổ hợp lối sống rất có hại cho thận, đặc biệt nguy hiểm nếu kéo dài ở người trẻ tuổi”, bác sĩ Lực cảnh báo. Những món ăn nhanh giàu natri, cùng lượng đường cao trong trà sữa kết hợp với việc thiếu nước khiến thận phải hoạt động quá tải để lọc chất thải, tạo điều kiện lý tưởng cho sỏi hình thành và gây tổn thương mô thận.
Trường hợp của nữ sinh này là hồi chuông cảnh báo cho giới trẻ đang chạy theo lối sống tiện lợi, nhanh gọn mà bỏ qua sự bền bỉ và âm thầm của thận - cơ quan vốn chỉ "lên tiếng" khi đã tổn thương nghiêm trọng.
"Mì tôm chứa hàm lượng muối, chất bảo quản và phụ gia cao tạo nên gánh nặng 'khổng lồ' cho thận. Lạm dụng trà sữa cũng có thể khiến thận phải hoạt động liên tục để lọc và đào thải, làm tăng áp lực lên thận do thức uống này chứa lượng đường cao, nhiều chất béo chuyển hóa và hương liệu", bác sĩ giải thích.
Ảnh minh hoạ.
Sỏi thận không còn là “bệnh của tuổi trung niên”
Ngày càng nhiều người trẻ được chẩn đoán mắc sỏi thận, một căn bệnh vốn được xem là phổ biến ở độ tuổi trung niên. Ghi nhận từ các bệnh viện tuyến đầu cho thấy, số ca phát hiện sỏi thận ở độ tuổi đôi mươi, thậm chí ở trẻ em, đang gia tăng rõ rệt.
Đặc biệt đáng lo ngại là nhóm dân văn phòng, game thủ, sinh viên ôn thi - những người thường gắn chặt với bàn ghế, vận động ít, lại lạm dụng thức ăn nhanh và nước ngọt thay nước lọc. Những thói quen này vô tình trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho sỏi thận hình thành.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia tiết niệu, cơ thể người trưởng thành cần tối thiểu 2-3 lít nước mỗi ngày để giúp thận hoạt động hiệu quả. Tuy vậy, khảo sát tại các đô thị lớn cho thấy chỉ khoảng 1/3 người trẻ đạt mức tiêu chuẩn này. Việc thiếu nước kéo dài khiến nước tiểu trở nên đặc hơn, từ đó thúc đẩy sự kết tinh khoáng chất và tạo sỏi. Thêm vào đó, thói quen nhịn tiểu, nhất là ở dân văn phòng hoặc học sinh, sinh viên càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và hình thành sỏi thận do nước tiểu bị ứ đọng trong thời gian dài.
Không chỉ lối sống hiện đại gây hại, một loạt yếu tố sinh học và môi trường khác cũng đóng vai trò không nhỏ: từ rối loạn chuyển hóa canxi, thay đổi pH nước tiểu, bất thường cấu trúc đường tiết niệu cho đến yếu tố di truyền. Ở một số địa phương vùng sâu vùng xa, tình trạng sỏi thận còn xuất phát từ nguồn nước sinh hoạt chứa nhiều đá vôi hoặc chưa qua xử lý triệt để.
Điều đáng lo ngại là sỏi thận thường tiến triển âm thầm. Các dấu hiệu ban đầu như đau âm ỉ vùng hông lưng, buồn nôn, tiểu buốt hay tiểu ra máu dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn nhẹ. Không ít người chỉ phát hiện bệnh khi sỏi đã gây giãn thận, ứ nước, thậm chí dẫn đến suy thận không thể phục hồi.
Suy thận đang âm thầm “trẻ hóa” và lặng lẽ tấn công thế hệ trẻ - những người chưa kịp ý thức rằng chỉ một chai nước lọc bỏ quên trong ngày, một lần nhịn tiểu giữa giờ làm hay một bữa ăn nhanh thay cơm có thể là viên gạch đầu tiên dẫn đến việc đau đớn vì sỏi.
Tin cùng chuyên mục








-
"Hot girl" nổi tiếng Ngân Baby vừa bị tạm giữ là ai? (13/07)
-
Truy tìm ‘Trung cá chép’, kẻ đánh người để livestream câu like (13/07)
-
Sao Malaysia lớn giọng, gián tiếp “tuyên chiến” U23 Việt Nam (13/07)
-
Kẻ sát hại mẹ vợ bị bắt khi lẩn trốn sang Campuchia (13/07)
-
1 dấu hiệu báo động bệnh ung thư chỉ có thể phát hiện vào ban đêm (13/07)
-
Nữ nghệ sĩ đình đám phải rời showbiz vì clip chấn động, U50 lẻ bóng, không con cái ở xứ người (13/07)
-
Ông bà dặn: "Cửa chính không đối diện 3, cửa sổ không đối diện 4", ý nghĩa sâu xa không phải ai cũng biết (13/07)
-
Cảnh sát hình sự thụ lý vụ TikToker Hà List bị chém gần đứt lìa bàn tay (13/07)
-
Loạt hiện tượng bất thường trong 2 tháng qua: Con người đang phải trả giá bằng nhiều mạng sống! (13/07)
-
Vụ người mẹ ôm con bị gã đàn ông hành hung rồi livestream ở TP.HCM: Tình trạng hiện tại của nạn nhân (13/07)
Bài đọc nhiều




