Đời sống
25/05/2023 20:23Lý do vì sao người Việt xưa đặt tên con trai thường có chữ đệm là 'Văn', con gái là 'Thị'?
Chữ đệm “Văn” trong tên con trai
Từ thời xa xưa, trong các triều đại phong kiến, đàn ông thường được ví như “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, có nghĩa là một người con trai bằng cả mười con gái. Bên cạnh đó, thời xưa cũng chỉ có nam giới mới được đến trường đi học cũng như tham gia vào các khoa thi. Và theo bảng chữ thì “Văn” có nghĩa là học trò, là người có học. Dần dần, ai cũng mong muốn con mình là người có chữ nghĩa nên thường đặt tên con trai kèm theo chữ đệm là “Văn” với mong muốn con cái mình được công thành danh toại, sự nghiệp học hành,thi cử được rộng mở.

Với quan niệm đó, người Việt lưu giữ cho đến tận bây giờ. Những người con trai đều thường được bố mẹ đặt tên theo “công thức”: Họ + Văn + Tên. Ngoài ra, việc giữ lại văn hóa đặt tên đó cũng là một cách mà người Việt nhớ về cội nguồn, về ông cha.
Chữ đệm “Thị” trong tên con gái
Nếu như chữ đệm “Văn” đã có từ thời đại phong kiến thì chữ “Thị” lại bắt đầu xuất hiện từ sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Theo đó, “Thị” là một từ Việt gốc Hán, được dùng để chỉ người phụ nữ với nguyên văn câu trong Từ nguyên từ điển là “Phu nhân xưng thị” có nghĩa là đàn bà thì gọi là thị.
Bên cạnh đó, “Thị” cũng là một danh xưng mà người phụ nữ dùng để tự xưng mình.
Từ “Thị” gốc có nghĩa là họ hoặc ngành họ. Người phụ nữ Trung Hoa sau khi lấy chồng sẽ lấy tên của chồng theo sau là chữ “Thị” để thành tên cúng cơm của mình. Khi được du nhập vào Việt Nam thì đã có một chút thay đổi. Những người phụ nữ trong gia đình quyền quý sẽ giữ nguyên họ của cha và kèm theo phía sau chữ “Thị”.

Đến khoảng thế kỷ thứ 15, chữ “Thị” bắt đầu được đặt luôn vào tên của người con gái theo “công thức” tương tự như “Văn” đối với con trai như sau: Họ + Thị + Tên. Lâu dần, mọi người vẫn nhầm tưởng rằng đây chính là một tên đệm để đặt cho những bé gái vừa chào đời rồi lưu truyền cho đến ngày nay. Thế nhưng, họ không biết rằng chữ “Thị” vốn chỉ để dùng cho những người con gái đã trưởng thành, lập gia đình.
Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển, nhiều nền văn hóa du nhập vào Việt Nam, việc đặt con đi kèm với tên đệm là “Văn” hoặc “Thị” đã giảm dần nhưng cách đặt tên này vẫn ăn sâu vào thói quen và văn hóa đặt tên của người Việt.
Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật
Tin cùng chuyên mục








-
Vợ Hồ Văn Cường lộ rõ vòng 2 lùm lùm, hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng (02/07)
-
Vụ nam shipper bị hành hung 'không tiếc tay' tại Hải Phòng: Nhiều người quen lên tiếng bênh vực (02/07)
-
Cô dâu 22 tuổi tự tử sau 3 ngày kết hôn, lý do khiến ai nấy đều xót xa (02/07)
-
Rộ tin đồn Madam Pang bị HLV Polking làm bẽ mặt, nữ Đại gia lập tức lên tiếng (02/07)
-
Đến nhà sếp ăn cơm, tôi sững người thấy vợ cũ bước ra từ bếp và càng choáng váng hơn khi biết thân phận thật sự của cô ấy (02/07)
-
Vì sao 80.000 người 'bốc hơi' như chưa từng tồn tại ở Nhật Bản? (02/07)
-
'Dịu dàng màu nắng' tập 22: Phong đối đầu giám đốc Hà, nói ra yếu kém của công ty (02/07)
-
Người làm chuyên trách về chuyển đổi số được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng (02/07)
-
Nữ kế toán trung tâm y tế 'phù phép' hồ sơ mua thiết bị, tham ô hơn nửa tỷ đồng (02/07)
-
Sao Việt kiều lên tiếng về nghi vấn tuyển Malaysia bị xử thua, nói lời đanh thép trước trận tái đấu (02/07)
Bài đọc nhiều




