Gia đình

Cô gái 22 tuổi đột tử giữa đêm khuya, nguyên nhân khiến nhiều người trẻ giật mình

Được đưa vào cấp cứu trong tình trạng không còn ý thức, cô gái mất sau vài ngày nằm viện, nguyên nhân khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Một cô gái 22 tuổi ở Hàng Châu (Trung Quốc) được đưa vào phòng cấp cứu do thức khuya làm việc tới gần sáng trong suốt 4, 5 ngày liên tục. Dù được cứu chữa, cô gái đã qua đời vào ngày 26/7.

Người thân bệnh nhân cho biết, trước khi xảy ra vụ việc, cô xuất hiện các triệu chứng như lạnh, tức ngực và khó chịu. Tại viện, bác sĩ nhận định cô bị viêm cơ tim và ngừng tim. Bác sĩ chỉ ra vấn đề của cô gái là ngủ quá ít, giấc ngủ quá ngắn, gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể.

Ngủ ngắn khiến miễn dịch yếu, tạo cơ hội cho virus và vi khuẩn tấn công, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp trên và tiêu chảy. Khi virus xâm nhập vào cơ tim, nó có thể gây viêm cơ tim, như trường hợp của cô gái ở Hàng Châu kể trên.

Cô gái 22 tuổi đột tử giữa đêm khuya, nguyên nhân khiến nhiều người trẻ giật mình
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hệ lụy tai hại cho sức khỏe khi mất ngủ lặp lại thường xuyên

Dễ cáu gắt

Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.

Gây hại cho da

Hầu hết mọi người đều bị sưng húp mắt, quầng thâm, nếp nhăn và da tái xám sau một vài đêm mất ngủ. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ phải giải phóng nhiều hormone cortisol gây dư thừa, phá vỡ collagen - loại protein giúp làn da mịn màng và đàn hồi.

Hay quên

Nghiên cứu năm 2009 của các nhà khoa học Mỹ và Pháp xác định rằng não có trách nhiệm củng cố trí nhớ và chuyển thông tin nhận được vào vùng vỏ não, nơi lưu giữ ký ức được lâu dài. Điều này xảy ra sâu và hiệu quả nhất khi chúng ta ngủ đủ giấc. Vì vậy, khi bạn mất ngủ, não bộ sẽ không thể truyền tải đầy đủ nên rất hay quên.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Theo dữ liệu năm 2005 của Mỹ, những người được chẩn đoán bị trầm cảm hoặc lo âu thường ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm. Thực tế, mất ngủ và trầm cảm là hai triệu chứng có liên quan mật thiết đến nhau. Mất ngủ thường làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm, trong khi những người bị trầm cảm sẽ khó ngủ hơn bình thường.

Cô gái 22 tuổi đột tử giữa đêm khuya, nguyên nhân khiến nhiều người trẻ giật mình - 1

Gây tăng cân

Theo nghiên cứu năm 2004, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh béo phì tới 30% so với những người ngủ 7-9 giờ. Nguyên nhân bởi Ghrelin là hormone kích thích cảm giác đói trong cơ thể, trong khi leptin chuyển tải tín hiệu no đến não và ngăn cản sự thèm ăn. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc giảm leptin và tăng ghrelin ở mức cao. Không chỉ vậy, mất ngủ còn khiến bạn thèm ăn nhiều chất béo, thực phẩm giàu carbohydrate. Lâu ngày sẽ khiến bạn tăng cân, thậm chí gây béo phì.

Tăng nguy cơ ung thư

Các chuyên gia cảnh báo, ngủ ít làm tăng nguy cơ ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa "thức khuya" là nguyên nhân gây ung thư cấp 2A, cùng loại với thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao. Thông qua các nghiên cứu dân số quy mô lớn, các nhà khoa học chỉ ra, sự xáo trộn của đồng hồ sinh học sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Giấc ngủ thế nào là khoa học?

+ Không thức khuya

Cơ chế vận động tự nhiên của con người là mặt trời mọc thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi. Đương nhiên tùy vào tính chất công việc, bạn mới có thể tuân theo guồng này. Tuy nhiên, để tốt nhất cho sức khỏe, nên tuân thủ quy tắc đó.

Các cơ quan trong cơ thể con người cần được giải độc và nghỉ ngơi vào ban đêm. Thức khuya lâu ngày sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học. Cùng với rối loạn nội tiết và suy giảm khả năng miễn dịch, hàng loạt vấn đề sẽ nối tiếp nhau như béo phì, lão hóa nhanh, giảm thị lực, ung thư, giảm tuổi thọ...

+ Ngủ đủ giấc

Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định năng suất hoạt động vào ngày mới của bạn. Do đó, nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc (6-8 tiếng mỗi đêm). Để có một giấc ngủ ngon, bạn có thể nghe nhạc, đọc sách, lưu ý tắt điện thoại, không ăn quá no... để cơ thể thoải mái nhất khi bước vào giấc ngủ. Nên dọn cho mình không gian nghỉ ngơi thoáng đãng, sạch sẽ, đảm bảo giấc ngủ chất lượng nhất.

Cô gái 22 tuổi đột tử giữa đêm khuya, nguyên nhân khiến nhiều người trẻ giật mình - 2

Bí quyết để có giấc ngủ ngon

Theo các chuyên gia, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cần duy trì những thói quen sau:

- Duy trì lịch ngủ cố định, luôn đi ngủ và thức dậy ở một giờ cố định mỗi ngày, kể cả cuối tuần

- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm điện thoại, máy tính, tivi trong phòng ngủ

- Thư giãn cơ thể và đầu óc trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, tập các bài thể dục nhẹ nhàng

- Giữ phòng ngủ tối và ở mức nhiệt độ vừa phải, giữ nệm và gối sạch sẽ

- Tránh ăn sát giờ, tránh sử dụng cà phê, thuốc lá trước khi ngủ.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/co-gai-22-tuoi-dot-tu-giua-dem-khuya-nguyen-nhan-khien-nhieu-nguoi-tre-giat-minh-tintuc835963