Gia đình

Cô gái 30 tuổi bị K giai đoạn cuối: Sống lành mạnh, chỉ có 2 thói quen ăn ngủ kéo dài từ lâu

Dù còn rất trẻ nhưng cô gái này đã bị ung thư giai đoạn cuối. Nguyên nhân từ 2 thói quen nhiều người mắc phải.

Đó là trường hợp của cô Đặng sống ở Trung Quốc năm nay mới ngoài 30 tuổi. Cô không rượu chè, thuốc lá nên cứ nghĩ mình sống lành mạnh lắm. Vậy mà cuối cùng vẫn bị ung thư. Lý do vì sao?

Theo chia sẻ, cô Đặng làm việc tại một cô ty niêm yết. Vì xuất hiện tình trạng táo nón nặng nên cô quyết định đi viện khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Vậy mà, sau khi làm nội soi, bác sĩ thông báo cô có khối u. Kết quả kiểm tra kỹ cho thấy cô bị ung thư đại trực tràng. Rõ ràng, khối u này đã phát triển từ lâu.

Nghe kết luận từ bác sĩ, cô Đặng ngất ngay tại chỗ. Tỉnh dậy, cô ngồi khóc lặng người vì không hiểu tại sao mình lại bị ung thư, lại còn là giai đoạn cuối. Bác sĩ bảo tế bào ung thư đã di căn ở nhiều nơi, có thể nhìn thấy ở gan và phổi. Sự thật quá phũ phàng, giờ đây cô không thể làm phẫu thuật mà chỉ có thể thực hiện biện pháp khác để kéo dài sự sống.

Cô gái 30 tuổi bị K giai đoạn cuối: Sống lành mạnh, chỉ có 2 thói quen ăn ngủ kéo dài từ lâu
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Hiện, cô Đặng đã được chuyển vào khoa Ung bướu để tiến hành hóa trị toàn thân. Song, nó cũng chỉ là phương pháp điều trị giảm nhẹ. Bởi, ở giai đoạn cuối này, hóa trị không thể giải quyết được khi mà tế bào ung thư đã di căn khắp nơi trong cơ thể.

Trong cơn cùng cực, cô nức nở nói rằng tại sao mình có thể bị ung thư. Không phải chỉ những người uống rượu bia, hút thuốc mới bị thôi à. Cô nghĩ mình sống rất lành mạnh, không dùng chất kích thích thì làm sao lại bị ung thư trong khi cô chỉ mới hơn 30 mà thôi.

Bác sĩ cũng rất ngạc nhiên nên đã tìm hiểu về thói quen ăn uống của cô Đặng. Hóa ra, cô có thói quen ăn uống, nghỉ ngơi ngược hẳn với người bình thường. Vì cô phải làm thêm giờ liên tục nên việc thức khuya là điều quá bình thường. Cứ vậy, cô làm việc quá giờ giấc suốt thời gian dài khiến cơ thể không có thời gian mà hồi phục,

Đã thế, mỗi khi thức khuya để làm việc, cô lại thèm ăn. Mỗi lần ăn, cô cũng chọn món đồ nướng mà mình yêu thích. Chỉ có điều cô không biết rằng đồ nướng nên ăn thường xuyên, lâu ngày có thể gây ung thư đại trực tràng.

Lý do là vì trong thịt nướng dễ sinh ra chất benzopyrene trên bề mặt thực phẩm. Chất này đã được WHO cảnh báo là chất gây ung thư bậc 1 và ‘kẻ thù số 1’ của đại trực tràng.

Các dấu hiệu ung thư đại tràng

+ Rối loạn tiêu hóa kéo dài:

Khi bị ung thư đại trực tràng, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như hơi thở hôi, ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn, đau quặn bụng, đau râm ran. Mặt khác, bệnh nhân ung thư đại trực tràng còn đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng dùng thuốc sẽ không đỡ.

Cô gái 30 tuổi bị K giai đoạn cuối: Sống lành mạnh, chỉ có 2 thói quen ăn ngủ kéo dài từ lâu - 1

+ Sụt cân bất thường:

Vì đại trực tràng có vấn đề nên người bệnh sẽ thấy chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, ăn không ngon. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân bất thường.

+ Rối loạn bài tiết phân:

Đại tràng là nơi bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa. Vì thế, khi tế bào ung thư xuất hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân hay bị rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày.

Không chỉ thế, bệnh nhân còn bị đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, phân nhày có máu và bị nát, phân hình lá lúa, đi xong vẫn cứ muốn đi tiếp nhưng khó.

+ Có máu trong phân:

Máu trong phân thưởng đỏ tươi, nhỏ giọt và phủ lên phân. Dấu hiệu này rất dễ nhầm với bệnh trĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược dù chẳng phải làm gì nặng cả.

Ai có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng?

Một số yếu tố nguy cơ do lối sống sẽ có liên quan đến ung thư đại trực tràng. Trên thực tế, mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, cân nặng và sự vận động với nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng là một trong các nguy cơ cao nhất cho bất kỳ loại ung thư nào.

Thừa cân hoặc béo phì: nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì (thừa cân nhiều) thì nguy cơ phát triển và tử vong vì ung thư đại trực tràng sẽ cao hơn. Tình trạng thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng cho cả nam và nữ nhưng nguy cơ ở nam giới sẽ cao hơn.

Cô gái 30 tuổi bị K giai đoạn cuối: Sống lành mạnh, chỉ có 2 thói quen ăn ngủ kéo dài từ lâu - 2

Thiếu hoạt động thể chất: nếu bệnh nhân không hoạt động thể chất thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn. Việc vận động nhiều hơn có thể giúp giảm nguy cơ gây bệnh.

Một số loại thực phẩm: chế độ ăn có nhiều thịt đỏ (như thịt bò, heo, cừu, hoặc gan) và thịt chế biến (như xúc xích và thịt hộp) có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các món được làm bằng cách chiên, nướng, hoặc quay sẽ tạo ra các chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng mức độ gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng vẫn chưa được xác định. Chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây và gạo nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng nhưng việc bổ sung chất xơ thì chưa được chứng minh là mang lại hiệu quả.

Hút thuốc: những người hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ có nhiều nguy cơ phát triển và tử vong vì ung thư đại trực tràng hơn những người không hút thuốc. Hút thuốc là một nguyên nhân gây ung thư phổi được nhiều người biết đến và cũng có liên quan đến các loại ung thư khác, như ung thư đại trực tràng.

Uống nhiều rượu/bia: ung thư đại trực tràng có liên quan đến việc uống nhiều rượu/bia. Việc hạn chế uống rượu/bia không quá hai ly/ngày ở nam giới và một ly/ngày ở nữ giới có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, kể cả việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Cao tuổi: người trẻ tuổi có thể phát triển ung thư đại trực tràng nhưng nguy cơ sẽ tăng rõ rệt khi bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi.

Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc pô-lýp tuyến: phần lớn những người bị ung thư đại trực tràng không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, có đến 1/5 số người bị ung thư đại trực tràng có thành viên trong gia đình mắc căn bệnh này.

Bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.

Có hội chứng di truyền: khoảng 5% đến 10% số người bị ung thư đại trực tràng có thừa hưởng khiếm khuyết gen (đột biến gen) mà có thể gây ra các hội chứng ung thư gia đình và làm cho những người này bị mắc bệnh. Các hội chứng di truyền có liên quan đến ung thư đại trực tràng phổ biến nhất là Pô-lýp tuyến gia đình (FAP) và Hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng di truyền không do pô-lýp hoặc HNPCC), tuy nhiên các hội chứng hiếm gặp khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/co-gai-30-tuoi-bi-k-giai-doan-cuoi-song-lanh-manh-chi-co-2-thoi-quen-an-ngu-keo-dai-tu-lau-tintuc802052