Gia đình

Hai vợ chồng cùng ăn một món, chỉ cứu được người chồng: Loại thực phẩm quen thuộc cực tốt nhưng cũng cực độc, biết mà dùng kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'

Mộc nhĩ giúp giảm cân, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa, tăng cường trí nhớ… và là một nguyên liệu rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Thế nhưng nếu chế biến mộc nhĩ sai cách hoặc với những người đại kỵ, mộc nhĩ lại có thể trở thành 'thuốc độc' gây hại sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Theo báo Phụ Nữ Việt Nam đưa tin, vợ chồng người phụ nữ họ Vương, 57 tuổi ở Hàng Châu, Trung Quốc nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy, cơ thể có dấu hiệu sốc phản vệ. Tại phòng cấp cứu, bác sĩ kiểm tra thấy các chức năng gan thận suy giảm, cơ tim tổn thương, chức năng đông máu không bình thường, dấu hiệu sinh tồn kém. Sau thời gian nỗ lực cứu chữa, họ chỉ cứu sống được người chồng, người vợ đã qua đời.

Gia đình sau đó cho biết, người phụ nữ ngâm mộc nhĩ hai ngày sau đó mới lấy ra chế biến món ăn. Bác sĩ chỉ ra, việc ngâm nấm quá lâu mới ăn rất nguy hiểm, bởi ngâm lâu có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, sản sinh ra chất độc gây tử vong.

Theo bác sĩ cấp cứu tại địa phương, bản thân mộc nhĩ - hay còn gọi là nấm tai mèo - không có độc tố, nhưng trong quá trình ngâm ủ sẽ sinh ra bào khuẩn Pseudomonas và từ đó sản sinh chất độc axit men gạo, cơ thể con người tiêu thụ 1 đến 1,5 mg chất này là tử vong.

Hai vợ chồng cùng ăn một món, chỉ cứu được người chồng: Loại thực phẩm quen thuộc cực tốt nhưng cũng cực độc, biết mà dùng kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'

Bác sĩ Liễu Bằng Trì, một bác sĩ gia đình tại Hàng Châu (Trung Quốc), cho biết vi khuẩn Pseudomonas là loại vi khuẩn rất phổ biến, thường xuất hiện, sinh sôi trong đất. Trong thực phẩm, nó có thể xuất hiện trong đồ ăn bị ẩm mốc. Nhiều ca bệnh từng ghi nhận việc ngộ độc do ăn ngô phơi nắng không cẩn thận, khiến ngô mốc, gây ra tình trạng ngộ độc tương tự.

Thông thường, nhiễm trùng do vi khuẩn có thể chỉ gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Vụ ngộ độc thực phẩm này chủ yếu là do độc tố axit men gạo. Mì, bún và các thực phẩm lên men, ngâm nước lâu dễ nhiễm vi khuẩn pseudomonas cocotoxin và sinh ra chất độc axit men gạo. Chúng đều là những chất độc đã được chứng minh gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, thận, tim, não. Chất độc này có thể gây ung thư khi tích tụ lâu ngày.

Bác sĩ Vương Luật Khải tại Bệnh viện Cơ đốc giáo Vân Lâm, Trung Quốc nói, mặc dù vi khuẩn Pseudomonas không chịu nhiệt, sẽ chết khi đun sôi, nhưng một khi thực phẩm đã sinh ra độc tố axit trong men gạo thì dù bạn nấu bằng cách nào, độc tố vẫn sẽ tồn tại, có có thể gây ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, tiêu chảy và sốt trong trường hợp nhẹ, cũng như gây ra các bệnh về gan và thận, có thể gây tử vong trong trường hợp nặng.

Sai lầm khi dùng mộc nhĩ

Ăn mộc nhĩ tươi như ăn chất độc

Mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng. Ăn mộc nhĩ tươi khiến cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể dẫn đến hiện tượng ngứa, phù nề - nghiêm trọng có thể gây hoại tử da.

Vì vậy xưa nay đều dùng mộc nhĩ khô – là bởi quá trình phơi và sấy khô chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, không thể gây nguy hiểm cho người ăn.

Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng

Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng tưởng nhanh, lại sát khuẩn và tiện lợi. Nhưng cách ngâm mộc nhĩ này khiến khi chế biến mộc nhĩ dễ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ và chế biến món ăn không ngon, đẹp.

Nguy hại hơn là chất morpholine – một chất độc có trong nấm vì mộc nhĩ chính là một dạng nấm ký sinh trên các thân cây dù được phơi khô vẫn tồn sót – do ngâm bằng nước nóng nở nhanh trong thời gian ngắn đã không thể đào thải hết, gây độc hại cho cơ thể.

Khối lượng mộc nhĩ ngâm bằng nước nóng khiến 1kg chỉ nở được 2-2,5kg – ít hơn so với ngâm nước lạnh (1kg có thể nở 3,5-4,5kg).

Hai vợ chồng cùng ăn một món, chỉ cứu được người chồng: Loại thực phẩm quen thuộc cực tốt nhưng cũng cực độc, biết mà dùng kẻo 'ân hận mấy cũng muộn' - 1

Ăn mộc nhĩ ngâm lâu

Mộc nhĩ ngâm lâu bị thay đổi thành phần dinh dưỡng, chất đạm thủy phân khiến vi khuẩn dễ tấn công, gây nhiễm khuẩn. Ăn phải loại mộc nhĩ này có thể bị ngộ độc, nhẹ thì đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Nặng có thể gây hôn mê, và từng có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày.

Do đó người dân không nên ngâm mộc nhĩ lâu, thời gian ngâm mộc nhĩ không vượt quá 8 giờ. Quá thời hạn đó là các vi khuẩn sẽ sản sinh tăng gấp nhiều lần có thể sinh độc tố đe dọa sức khỏe người ăn.

Không biết cách rửa sạch mộc nhĩ

Mộc nhĩ ngâm xong phải biết cách rửa sạch thì chế biến món ăn mới ngon, mới cảm nhận trọn vẹn hương vị mộc nhĩ thơm, ngon giòn.

- Hãy rửa mộc nhĩ dưới vòi nước xả mạnh, chà kỹ cho sạch hẳn khi nấu ăn mới an toàn.

- Hoặc cho 2 muỗng bột mì vào nước âm ấm ngâm mộc nhĩ, trộn đều, chà nhẹ để bột mì giúp cặn bẩn, bụi bám trên các khe hở trên mộc nhĩ ra hết.

- Hoặc thêm một chút tinh bột, dùng tay bóp và khuấy đều để loại bỏ chất bẩn còn sót trong mộc nhĩ.

- Những khe kẽ mộc nhĩ khó làm sạch hãy cắt bỏ, bởi cố dùng chế biến món ăn sẽ không ngon, lại không an toàn cho sức khỏe.

- Nếu rửa sạch mà vẫn cảm thấy mùi hôi đặc trưng của mộc nhĩ, thì hãy ngâm mộc nhĩ trong nước ấm và muối 5 phút để loại bỏ mùi hôi đó.

Thời gian ngâm mộc nhĩ tốt nhất nên từ 2 – 3 giờ trong nước lạnh, giúp mộc nhĩ nở căng hết cỡ, chế biến thơm, giòn hơn.

Nếu bận việc có thể ngâm mộc nhĩ vào nước lạnh trước khi đi làm việc khác là khi về đã có mộc nhĩ để chế biến.

Mộc nhĩ sau khi ngâm sẽ nở ra nhiều vì thế đừng ngâm số lượng lớn, nếu không sẽ rất lãng phí.

Nấu kỹ mộc nhĩ

Sau khi sơ chế, cần nấu kỹ cho mộc nhĩ chín kỹ để an toàn cho sức khỏe, ăn ngon và bổ dưỡng hơn.

Những thực phẩm kỵ với mộc nhĩ

Mộc nhĩ dùng phổ biến trong các món ăn, còn được dùng nhiều trong các món ăn bài thuốc - được coi như thảo dược dễ dùng, ăn ngon, nhưng mộc nhĩ kị với những nguyên liệu thực phẩm nào thì không phải ai cũng biết.

Mộc nhĩ kỵ thịt vịt: Thịt vịt không nên kết hợp chung với mộc nhĩ. Bởi mộc nhĩ vốn tính hàn. Thịt vịt cũng có bản chất là tính hàn. Cả hai thứ hàn kết hợp ăn vào sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

Hai vợ chồng cùng ăn một món, chỉ cứu được người chồng: Loại thực phẩm quen thuộc cực tốt nhưng cũng cực độc, biết mà dùng kẻo 'ân hận mấy cũng muộn' - 2

Mộc nhĩ kỵ ốc: Ốc tính hàn, mộc nhĩ cũng tính hàn. Kết hợp 2 món này rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, các bệnh lý khác liên quan đến ruột.

Người bị trĩ không ăn mộc nhĩ với thịt gà rừng. Người bình thường ăn mộc nhĩ với thịt gà rừng thì không sao, nhưng đã có nghiên cứu cho rằng mộc nhĩ không tốt cho người bị bệnh trĩ - nhất là khi nấu với thịt gà rừng - vì sẽ gây chảy máu, bệnh sẽ trầm trọng hơn.

Mộc nhĩ kỵ củ cải trắng: Một số người có thói quen nấu canh củ cải trắng cho thêm mộc nhĩ điểm vào cho đẹp mắt và có hương vị thơm hơn - nhưng mộc nhĩ chứa nhiều hoạt chất sinh học, củ cải trắng giàu enzyme - đều kị nhau. Khi hai món này nấu chung sẽ xảy ra những phản ứng hóa học phức tạp, có thể gây bệnh viêm da.

Hai món này nhất định không nấu chung với nhau, muốn ăn thì hai món phải ăn cách nhau từ 3 giờ trở lên.

Mộc nhĩ không dùng với đồ lạnh: Mộc nhĩ tính hàn, bổ âm. Nếu ăn món có nhiều mộc nhĩ xong mà uống nước lạnh sẽ khiến người ăn bị mệt mỏi, đau bụng âm ỉ. Do đó sau khi ăn món ăn có nhiều mộc nhĩ thì không nên uống đồ lạnh nữa.

Những người không nên ăn mộc nhĩ

Rất nhiều các món ăn có mộc nhĩ, trong đó có những đặc sản Việt như nem, giò xào, canh bóng, nhất là các món xào... nhằm tăng hương vị, độ giòn ngon hấp dẫn ẩm thực.

Mộc nhĩ còn mang lại những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe, rất giàu dưỡng chất giúp cải thiện miễn dịch, tăng khả năng đề kháng cơ thể tránh nhiều bệnh tật. Mộc nhĩ rất giàu vitamin E, K, canxi, protein, collagen thực vật, sắt… và những dưỡng chất giúp thanh lọc phổi, hoạt huyết, thanh lọc cơ thể, sạch ruột, giảm cân, đẹp da... Nhưng không phải ai cũng có thể ăn được mộc nhĩ.

Trước tiên, những phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ, bởi mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có cả tác dụng hoạt huyết tiêu ứ - bất lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi.

Người tiêu hóa kém hạn chế ăn, và người đang đi ngoài phân lỏng, đầy bụng, nhiễm hàn... càng không nên ăn mộc nhĩ - bởi mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng thận trọng khi ăn mộc nhĩ. Lý do mộc nhĩ là một loại nấm (gọi là nấm mèo) có chứa thành phần nhạy cảm với ánh sáng - nhất là trong mộc nhĩ tươi. Vì vậy trẻ nhỏ và người hay bị dị ứng thận trọng khi ăn mộc nhĩ kẻo sẽ bị đau nhức, ngứa, viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng sau khi ăn, nặng hơn có thể bị phù nề thanh quản, khó thở...

Người bị đông máu, hoặc mới bị chảy máu (sau khi nhổ răng, chảy máu mũi, phẫu thuật...) không nên ăn mộc nhĩ, vì sẽ bị kích thích tuần hoàn máu, ức chế tiểu cầu, có hại cho người mới bị chảy máu.

Người bị bệnh loãng máu, máu khó đông cũng không nên ăn mộc nhĩ - bởi mộc nhĩ có tác dụng ngừa hiện tượng đông máu - nhất là với người bị vừa bị bệnh xuất huyết não thì 3 tháng đầu tiên không ăn mộc nhĩ vì rất nguy hiểm.

Người gặp chứng bệnh tiêu hóa (như đầy hơi, tiêu chảy... và cả chứng cảm lạnh) không nên ăn mộc nhĩ - bởi tính hàn trong mộc nhĩ sẽ gây lạnh bụng và làm bệnh tình trở nặng thêm. Tương tự người có cơ địa thể hàn, cảm lạnh cũng không nên ăn mộc nhĩ.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/hai-vo-chong-cung-an-mot-mon-chi-cuu-duoc-nguoi-chong-loai-thuc-pham-quen-thuoc-cuc-tot-nhung-cung-cuc-doc-biet-ma-dung-keo-an-han-may-cung-muon-tintuc835179