Gia đình
13/07/2020 07:56Hễ đeo khẩu trang lại ngửi thấy mùi hôi khó chịu, coi chừng các bộ phận quan trọng này đang lâm nguy
Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người đều phải duy trì thói quen đeo khẩu trang hàng ngày. Tuy nhiên, nếu lần nào đeo khẩu trang cũng ngửi thấy mùi khó chịu thì rất có thể bạn chính là nạn nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Theo Học viện Nha khoa tổng hợp Mỹ thống kê, hiện thế giới có tới 80 triệu người đang mắc nhiều loại bệnh mà dấu hiệu ban đầu thường là mùi hôi ở miệng. Vậy nên một khi đã thấy hôi lúc đeo khẩu trang, bạn cần phải kiểm tra xem có phải do 4 nguyên nhân này hay không. Nếu đúng đừng ngần ngại gì nữa mà hãy đi khám ngay lập tức:
1. Bệnh nha chu

Nguyên liệu thô để làm khẩu trang là polyprophylen nên đôi lúc, mùi hôi bạn ngửi thấy có thể xuất phát từ chúng. Nhưng trước khi xuất xưởng và bán ra thị trường, các nhà sản xuất đã làm một loạt quy trình khử mùi để loại bỏ mùi hôi. Nếu thử khẩu trang hết cái này đến cái khác mà vẫn thấy "bốc mùi" thì có lẽ bạn đã bị viêm nha chu, viêm nướu và sâu răng... các bệnh này đều gây hôi miệng.
2. Đường hô hấp gặp trục trặc
Đường hô hấp và khoang miệng luôn có một mối quan hệ chặt chẽ. Nếu bạn bị viêm mũi, xoang, họng, amidan, phế quản… hay thậm chí là phổi, miệng bạn sẽ bốc mùi rất khó chịu do vi khuẩn đang ngày càng bành trướng.
3. Bệnh thận, gan, tiểu đường đang hình thành
Bệnh tiểu đường, bệnh thận và bệnh gan được coi là những bệnh rối loạn chuyển hóa khá phổ biến ngày nay. Lúc mắc bệnh, quá trình bài tiết nước bọt sẽ bị suy giảm, dẫn đến thiếu nước bọt và gây nên tình trạng khô miệng ở bệnh nhân. Càng khô miệng chừng nào thì vi khuẩn càng dễ phát triển, từ đó gây nên chứng hôi miệng khó chịu.
4. Ruột đang "kêu cứu"
Chúng ta đều biết nên đánh răng 2 lần/ngày vì đó là cách tốt nhất để loại bỏ mảng bám, chất nhầy và vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng. Tuy nhiên, dù đã vệ sinh răng miệng đầy đủ nhưng khi đeo khẩu trang bạn vẫn ngửi thấy mùi hôi thì không loại trừ khả năng chức năng đường tiêu hóa của bạn đã có vấn đề.
Điều này chủ yếu sự tích tụ thức ăn đã tiêu hóa trong dạ dày và đường ruột và sự phân hủy tạo ra các loại khí có mùi như amoniac hydro sunfua, sau đó chúng ta thở ra từ miệng để tạo thành mùi hôi. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của tình trạng này là miệng hôi kèm với vị chua, thường xuyên có cảm giác đầy bụng, có thể ợ ra vị chua, lưỡi chua, đại tiện phân mỏng màu vàng...
Khi có hiện tượng này, bạn nên chú ý đặc biệt hơn đến vấn đề tiêu hóa của mình để kịp thời cải thiện và đi khám.
Theo Minh Võ (Báo Dân Sinh)
Tin cùng chuyên mục








-
Làm sao nhận biết khách muốn "bom hàng" khi bán online? (18/07)
-
Trực tiếp về chùa - nơi Thiên An đăng hình ảnh 2 chiếc bài vị: Trụ trì chia sẻ thông tin hiếm (18/07)
-
Căn bệnh khiến người cha trẻ nằm viện 2 năm, chưa một lần được ẵm con mới sinh (18/07)
-
Bao giờ Honda khai tử xe máy chạy xăng? (18/07)
-
Tìm bị hại vụ "thổi vốn" lên 42.000 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư (18/07)
-
Thủ khoa khối C Đà Nẵng bật mí bí quyết đạt điểm cao nhất (18/07)
-
Tỷ phú 'đi giày vải’ qua đời, khối di sản 123.000 tỷ bất ngờ bị các con tranh giành (18/07)
-
Lấn làn, "vượt ẩu" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tài xế trả giá đắt (18/07)
-
Tuổi 60, tôi nhận ra: Đừng bao giờ "bon miệng" nói 3 câu này trước mặt các cháu, hậu quả không tưởng tượng được! (18/07)
-
Nhóm thanh niên hẹn nhau ra cửa khẩu để giải quyết mâu thuẫn (18/07)
Bài đọc nhiều




