Gia đình
12/06/2025 22:15Ho kéo dài suốt 5 tháng, người đàn ông phát hiện dị vật 'khó tin'
Vừa qua, Bệnh viện Đà Nẵng vừa can thiệp thành công một trường hợp dị vật đường thở cho bệnh nhân 53 tuổi, khẳng định năng lực chuyên sâu trong điều trị các bệnh lý hô hấp phức tạp bằng kỹ thuật nội soi phế quản gây mê.
Người bệnh là ông Nguyễn Văn T. (53 tuổi, trú huyện Phú Lộc, Tp.Huế), có tiền sử hen phế quản, nhập viện trong tình trạng ho kéo dài suốt hơn 5 tháng, kèm đàm nhiều và đau tức ngực.

Khai thác tiền sử bệnh, khoảng 5 tháng trước, ông T. bị hóc xương cá và có cơn ho sặc mạnh trong bữa ăn. Do các triệu chứng không rõ ràng nên ông không đi khám. Khi tình trạng ho ngày càng nghiêm trọng, ông đến cơ sở y tế tuyến dưới, được chỉ định chụp CT scan ngực. Hình ảnh cho thấy một dị vật dạng mảnh, đậm độ cao (khoảng 300 HU), kích thước khoảng 5mm nằm tại phế quản trung gian phổi phải, cách chỗ chia đôi khí quản khoảng 32mm, kèm dày thành phế quản, nút nhầy và các dải xơ ở phân thùy phổi.
Người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị. Sau khi tiếp nhận và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ khoa Nội Hô hấp - Miễn dịch dị ứng đã chỉ định nội soi phế quản ống mềm dưới gây mê. Kết quả cho thấy dị vật là một đốt xương cá có ba cạnh sắc, kích thước 1,4 x 1,5cm, nằm ở phế quản trung gian giữa thùy giữa và thùy dưới phổi phải. Dị vật được lấy ra an toàn, kiểm tra không ghi nhận đàm mủ hay tổn thương thứ phát. Sau thủ thuật, người bệnh tỉnh táo, triệu chứng ho và đau ngực giảm rõ rệt, phổi thông khí tốt, đang hồi phục ổn định.

Kết quả nội soi cho thấy, dị vật là một đốt xương cá có ba cạnh sắc, kích thước khoảng 1,4 x 1,5cm, nằm ở phế quản trung gian giữa thùy giữa và thùy dưới phổi phải. Dị vật được lấy ra an toàn, kiểm tra không ghi nhận đàm mủ hay tổn thương thứ phát. Sau thủ thuật, người bệnh tỉnh táo, triệu chứng ho và đau ngực giảm rõ rệt, phổi thông khí tốt, đang hồi phục ổn định.
Theo BSCKII Hoàng Thị Tâm, Phó trưởng Khoa Nội Hô hấp - Miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Đà Nẵng, dị vật đường thở ở người lớn thường bị bỏ sót do triệu chứng không điển hình. "Không ít người sau cơn hóc sặc đã quên mất sự cố, đến khi ho kéo dài, viêm phổi tái phát mới đi khám, lúc đó dị vật đã tồn tại quá lâu và gây biến chứng", bác sĩ Tâm chia sẻ.
Khuyến cáo phòng ngừa dị vật đường thở, đối với người lớn nên hạn chế nói chuyện, cười đùa khi ăn; không ngậm các vật nhỏ như tăm, kim băng, bút bi. Người cao tuổi, bệnh nhân liệt nên ăn chậm, đúng tư thế, có thể cần xay nhuyễn thức ăn.
Đối với trẻ em, tuyệt đối không để chơi với vật nhỏ dễ nuốt; không để vừa ăn vừa chạy nhảy, đùa nghịch. Với trái cây có hạt, cần tách bỏ trước khi cho ăn.
Khi có biểu hiện nghẹt thở, ho sặc kéo dài: cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp để kiểm tra kịp thời. Trường hợp cấp bách có thể thực hiện thủ thuật Heimlich hoặc gọi cấp cứu 115.
Tổng hợp
Theo Trúc Chi (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuần mới (14-20/7) đón lộc Thần Tài, 4 con giáp gặp vô vàn may mắn, công việc hanh thông, tiền bạc dồi dào! (12/07)
-
Bắt khẩn cấp 31 người bán 253 tỷ đồng "bóng cười" cho các tụ điểm ăn chơi (12/07)
-
Bộ y tế yêu cầu báo cáo vụ "cò mồi" giả danh bảo vệ bệnh viện, đưa bệnh nhân vào phòng khám (12/07)
-
Chồng coi tôi là đồ bỏ đi, khi tôi ly hôn thật thì anh trở nên trượt dốc, 3 năm sau gặp lại, bộ dạng của anh khiến tôi thất kinh (12/07)
-
Nóng: HLV Kim Sang-sik gạch tên chân sút Việt kiều ngay trước thềm khai mạc giải Đông Nam Á (12/07)
-
Tài xế uống rượu từ tối, sáng hôm sau vẫn chở 45 khách đi du lịch (12/07)
-
Tôi đã bắt đầu lại cuộc sống thứ hai sau tuổi 50: 3 cách buông bỏ để sống nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn (12/07)
-
Lamine Yamal mở tiệc sinh nhật "bí ẩn", thuê dàn chân dài bốc lửa (12/07)
-
30 máy bay sẽ bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (12/07)
-
"Đón sóng" nâng hạng, vốn ngoại giải ngân nghìn tỷ khi chứng khoán lập đỉnh (12/07)
Bài đọc nhiều




