Gia đình
15/04/2015 08:43Mối nguy hiểm khi chế biến cua đồng sai cách
Rủi ro khi ăn cua
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do Viện Dược liệu (Bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100 g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040 mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
Trước đây, cua đồng có mặt khắp mọi nơi trong các thủy vực nước ngọt như ruộng, ao, hồ. Nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp nên cua đồng ngày càng khan hiếm.
![]() |
Ăn phải cua đồng chết rất nguy hiểm (ảnh minh họa). |
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cua nuôi giá trị dinh dưỡng không bằng được cua đồng và ăn không đúng cách sẽ gặp nhiều rủi ro:
- Nếu cua sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu. Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Mỹ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo áp xe.
- Ăn phải cua chết rất nguy hiểm. Ca có chứa axit amin histidine, chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì càng độc.
- Trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ không nên uống trà vì nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí gây đau bụng đi ngoài.
- Không nên ăn cua cùng quả hồng vì chất tannin có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại tích tụ ở ruột có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn, những chất rắn đó còn có thể kết thành sỏi gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc nên một số người cần kiêng ăn cua như phụ nữ mang thai những tháng đầu vì dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Người bị cảm lạnh, tiêu chảy, bệnh gout, người mới ốm dậy, người bị dị ứng không nên dùng cua đồng. Ngoài ra, người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch càng không nên ăn vì hàm lượng chất béo trong cua càng cao, ăn nhiều sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao.
Để đảm bảo sức khỏe, theo TS Phan Thanh Tâm (Đại học Bách khoa Hà Nội), bạn nên chọn cua tươi sống và chế biến đúng phương pháp.
Khi chế biến, bạn cần làm sạch, loại bỏ vật ký sinh (vắt, sán, trứng giun sán, ấu trùng) bám vào thịt cua. Đặc biệt, các bà nội trợ nên mua cua về tự làm.
Sau khi làm sạch, người dùng nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán nếu có sẽ bò ra. Hiện nay các chợ đa số làm cua xay sẵn cho khách, người mua phải chú ý nguồn nước và cách rửa cua sao cho sạch.
Việc phân biệt cua đồng và cua nuôi có thể nhận biết qua cảm quan. Cua đồng thường có màu nâu đất, rất bóng, hai càng thường không cân đối, một bên to hơn bên còn lại rất nhiều lần.
Hơn nữa, kích thước cua đồng không đều nhau. Cua nuôi đều nhau chằn chặn, hai càng cũng rất cân đối.
Tin cùng chuyên mục








-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
-
Tổng Bí thư: Công tác nhân sự ảnh hưởng đến thành bại nhiệm kỳ tới (18/07)
Bài đọc nhiều




