Gia đình
18/09/2019 14:44Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh như thế nào?

Ô nhiễm không khí luôn được coi là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ em, gây nhẹ cân khi trẻ được sinh ra, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển một số loại bệnh khác như tiểu đường, hen xuyễn, đột quỵ, tim mạch...
Tuy nhiên, giới khoa học lâu nay chưa thể lý giải theo phương diện sinh học về nguyên nhân cũng như cách thức mà ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Trong một nghiên cứu công bố ngày 17/9, các nhà khoa học lần đầu tiên xác nhận sự xuất hiện muội than trong nhau thai, qua đó lý giải phần nào những điều nghi vấn nêu trên.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học Bỉ phát hiện muội than sản sinh từ khí thải các phương tiện giao thông và các nhà máy điện than được tìm thấy trong nhau thai.
Nhóm phụ nữ bị phơi nhiễm ô nhiễm không khí thường xuyên là đối tượng có mật độ tập trung muội than trong nhau thai cao nhất.
Thực tế này đã được chứng minh của kết quả phân tích hình ảnh có độ phân giải cao chụp nhau thai của 23 ca sinh đủ tháng và 5 ca sinh thiếu tháng.
Đáng lo ngại, ở tất cả các trường hợp, muội than tập trung tại phần mặt của nhau thai tiếp giáp với phôi thai.
Theo các nhà khoa học, nhau thai có thể xem là "hàng rào" bảo vệ thai nhi trước các hạt độc hại này.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của muội than trong nhau thai có thể làm tổn hại đến cơ quan có chức năng quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ đào thải chất thải và trao đổi không khí qua máu với cơ thể người mẹ này.
Các nhà khoa học cho rằng chức năng nhau thai suy giảm có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân khi được sinh ra.
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương do chất lượng không khí kém qua trong quá trình phát triển của thai nhi.
Việc bị phơi nhiễm không khí ô nhiễm có thể dẫn đến sự biến đổi, cũng như tổn thương vĩnh viễn đối với mô phổi.
Do đó, qua nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn cảnh báo về tình trạng ô nhiễm muội than trong không khí là đáng quan ngại dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không xem đây là một loại ô nhiễm đặc thù.
Theo báo cáo mới nhất của WHO, hơn 90% trẻ em hiện đang sống trong môi trường ô nhiễm không khí vượt quá quy định an toàn của tổ chức này./.
Theo Lan Phương (Vietnam+)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuổi 60, tôi nhận ra: Đừng bao giờ "bon miệng" nói 3 câu này trước mặt các cháu, hậu quả không tưởng tượng được! (18/07)
-
Nhóm thanh niên hẹn nhau ra cửa khẩu để giải quyết mâu thuẫn (18/07)
-
Vụ cháy trung tâm thương mại khiến 61 người tử vong: Nhiều thi thể cháy đen chưa thể nhận dạng, có gia đình cùng lúc mất 5 người thân (18/07)
-
Trước 1 tuần chính thức ra rạp Việt, 'Conan 28' đã bỏ túi 12 tỷ (18/07)
-
Trung ương xem xét bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới (18/07)
-
Vì sao không lộ CCCD, không tải app lạ, không ấn link lạ nhưng tài khoản ngân hàng vẫn bị hack sạch tiền bởi lừa đảo? (18/07)
-
Vỉa hè Hà Nội tiếp tục bị lấn chiếm dù đang ra quân xử lý (18/07)
-
Ông Kim Sang-sik giỏi gì nhất? (18/07)
-
6 loại cây nhỏ xinh nên đặt ở bàn làm việc: Vừa đẹp vừa như “thuốc an thần”, giảm căng thẳng (18/07)
-
Xót xa cảnh Katy Perry kìm nén, cố không khóc giữa lúc chia tay Orlando Bloom (18/07)
Bài đọc nhiều




