Thế giới
09/01/2021 10:15Pfizer tuyên bố vaccine Covid-19 hiệu quả với hai biến thể 'siêu lây nhiễm'
Các chuyên gia độc lập đánh giá đây là tin vui, tuy vậy cũng cảnh báo mỗi biến chủng virus corona có nhiều đột biến nguy hiểm chưa được nghiên cứu. Những biến thể đó vẫn có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine.
"Đây là bước đầu đúng hướng," bác sĩ John Brooks, quan chức của bộ phận phản ứng khẩn cấp Covid-19 thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch Bệnh đánh giá. "Tôi hy vọng các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai cũng sẽ khớp với phát hiện này".

Biến chủng B.1.1.7 gây lo ngại từ hồi tháng 12/2020, sau khi các nhà nghiên cứu Anh nhận ra rằng nó nhanh chóng trở thành biến chủng phổ biến của virus corona trên các bệnh nhân. B.1.1.7 hiện đã được phát hiện ở 45 quốc gia.
Các nghiên cứu sau đó xác nhận B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm từ người sang người dễ dàng hơn. Hôm 08/01, cơ quan y tế công cộng Anh công bố nghiên cứu mới về biến chủng này, cho thấy nó dễ lây lan hơn các biến thể khác của virus corona khoảng 30-50%.
Theo giới chuyên gia, biến chủng B.1.1.7 đã đột biến 23 lần. Các nhà khoa học đặc biệt lo ngại về tám đột biến ảnh hưởng tới protein gai trên bề mặt virus, bởi virus sử dụng protein gai này để bám vào tế bào của con người. Có khả năng một trong các đột biến đã giúp B.1.1.7 xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn.
Một trong các đột biến kể trên, được biết đến với tên gọi N501Y, đặc biệt gây lo ngại. Các thí nghiệm cho thấy đột biến này giúp virus bám vào tế bào con người chặt hơn. Đột biến cũng xuất hiện tại các nhóm biến chủng khác của virus corona, trong đó có biến chủng B.1.351 được phát hiện ở Nam Phi hồi tháng 12/2020. Biến chủng này lây lan rất nhanh và đã có mặt ở hơn 10 nước khác.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trực tuyến hôm 07/01 nhưng chưa được bình xét chính thức, các nhà khoa học tại Khoa Y Đại học Texas đã thử nghiệm để đánh giá xem liệu vaccine của Pfizer-BioNTech có hiệu quả trước đột biến N501Y hay không.
Họ phát hiện rằng trong các tế bào nuôi cấy tại phòng thí nghiệm, virus đã đột biến vẫn không thể xâm nhập tế bào con người đã có kháng thể từ người được tiêm chủng bảo vệ. Kháng thể bám vào virus corona, ngăn chặn chúng báo vào tế bào. Dù virus đã đột biến N501Y, kháng thể do vaccine tạo ra vẫn có thể bám vào virus.
"Điều này cho thấy đột biến N501Y, được phát hiện các biến chủng ở Anh và Nam Phi, không kháng các phản ứng miễn dịch do vaccine của Pfizer-BioNTech tạo ra," hai công ty khẳng định trong một thông cáo báo chí.
Hồ Anh (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Đập chén bát xây lăng mộ: Chuyện thật ở ngôi làng khiến cả thế giới ngỡ ngàng (19/07)
-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
Bài đọc nhiều



